Bé trai lớp 6 sốt, khó thở nặng vì nuốt phải đầu bút bi

Có thói quen ngậm đầu bút, bé trai học lớp 6 ở Tiền Giang bị khó thở nặng, ho nhiều sặc sụa, sốt nhẹ âm ỉ trong nhiều ngày, được nhập viện trong tình trạng khẩn cấp.

Đầu bút bi bằng nhựa được đưa ra khỏi phế quản của bệnh nhi. (Ảnh: Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố/Facebook)

Đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Nhi đồng 3, Bình Chánh, TP.HCM) – bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc cho biết bệnh viện vừa mới tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một học sinh lớp 6 (SN 2011, quê Tiền Giang) bị hóc dị vật nguy kịch.

Trước đó 7 ngày, bé trai đã được gia đình đưa đi thăm khám tại phòng khám tư gần nhà, được chẩn đoán bị viêm hô hấp trên. Sau vài ngày điều trị, các triệu chứng ho, khó thở, sốt, vẫn không thuyên giảm mà còn nặng hơn. Gia đình tiếp tục đưa cháu bé đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bé được nhập viện trong tình trạng khẩn cấp, khó thở nặng, ho nhiều, sặc sụa và sốt nhẹ.

Tại đây, sau khi được thăm khám, bệnh nhi nhớ lại và kể có ngậm bút bi và vô tình nuốt phải đầu bút bấm bằng nhựa. Sau khi kiểm tra phổi, các bác sĩ phát hiện âm thanh ứ đọng, hội chứng xâm nhập rõ. Hình ảnh Xquang ngực cho thấy bệnh nhi nghi ngờ bị hóc dị vật đường thở.

Kết quả nội soi phê quản của bệnh nhi. (Ảnh: Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố/Facebook)

Bác sĩ CK1 Võ Thành Nhân cùng ekip gây mệ, nội soi, gắp dị vật nằm bít lòng phế quản trung gian phổi phải của bệnh nhi. Dị vật là một đầu nhựa bút bi, trong tình trạng nham nhở xước bởi các chất tiết đàm nhớt. Sau khi được can thiệp, bệnh nhi đã không còn nguy hiểm.

Các bác sĩ khuyến cáo tai nạn dị vật gây hóc sặc rất thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng, nhất là trong thời điểm những ngày lễ, Tết. Vì vậy, gia đình có con nhỏ phải luôn để mắt đến trẻ, không để trẻ một mình ngoài tầm mắt của người lớn, và cẩn thận hơn với những đồ vật có kích thước nhỏ như pin hoặc các loại đậu hạt nhọn, những vật có thể vừa cho vào miệng trẻ.

Khi trẻ mắc phải trường hợp hóc dị vật, rất dễ bị bít phế quản, nghẽn tắt đường thở, trầy xước tổn thương. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu không được phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Thạch Lam

Thạch Lam

Published by
Thạch Lam

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

57 phút ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

1 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

2 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

5 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

6 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

6 giờ ago