Bồ công anh: Loài cỏ dại ‘đáng ghét’ ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe

Bồ công anh thường bị coi là loài cỏ dại không được chào đón và khó diệt trừ, nhưng trên thực tế, chúng lại rất có ích cho sức khỏe của chúng ta.

Bồ công anh thường được xếp vào danh sách cỏ dại xâm lấn nhưng đồng thời chúng cũng là một loại thảo mộc. (Ảnh: LedyX/ Shutterstock)

Kết hợp bồ công anh vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu và chống lại một số bệnh tật.

1. Vitamin và khoáng chất

Bồ công anh thường được xếp vào danh sách cỏ dại xâm lấn nhưng đồng thời chúng cũng là một loại thảo mộc. Bồ công anh chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu và có thể được sử dụng làm thuốc.

1.1. Kali

Bồ công anh chứa kali – một khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với một số chức năng sinh lý của chúng ta. Kali có liên quan chặt chẽ đến việc duy trì mức huyết áp khỏe mạnh và sức khỏe tim mạch cho cơ thể. Nếu muốn điều hòa huyết áp (đặc biệt là nếu bạn đã từng có tiền sử bị tăng huyết áp) thì bạn có thể thêm các loại thực phẩm giàu kali như bồ công anh vào chế độ ăn uống.

1.2. Vitamin A và C

Vitamin A và C trong lá bồ công anh nổi tiếng là có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Vitamin A sẽ giúp bạn duy trì thị lực khỏe mạnh, giúp da sáng đẹp và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Còn vitamin C giúp tổng hợp collagen và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.

1.3. Canxi

Tất cả chúng ta đều biết canxi là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe xương và răng. Lá bồ công anh chỉ chứa một lượng canxi vừa phải nhưng nếu bạn thêm chúng vào chế độ ăn thì lượng canxi tổng thể trong cơ thể vẫn sẽ tăng lên.

1.4. Sắt

Bồ công anh chứa sắt – một khoáng chất thiết yếu liên quan đến vận chuyển oxy, sản xuất năng lượng và chức năng miễn dịch.

1.5. Magie

Magie đóng một vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa trong cơ thể, ví dụ như chức năng thần kinh, co cơ và sản xuất năng lượng. Trên thực tế, một khẩu phần 99.22 grams bồ công anh chứa khoảng 36 miligam magie, đóng góp đáng kể vào nhu cầu magie của cơ thể. Theo Văn phòng Bổ sung Chế độ ăn uống của Viện Y tế Quốc gia (NIH), lượng magie khuyến nghị hàng ngày đối với người trưởng thành trên 30 tuổi là 420 miligam (ở nam giới) và 320 miligam (ở nữ giới).

2. Công dụng chữa bệnh của bồ công anh

(Ảnh: NatalyaBond/ Shutterstock)

Bồ công anh đã được sử dụng trong y học từ rất lâu. Một số lợi ích nổi bật nhất của chúng có thể đến: 

2.1. Làm thuốc lợi tiểu

Bồ công anh có đặc tính lợi tiểu và thậm chí còn có biệt danh “pissenlit” (nghĩa đen là “tiểu trên giường”) trong tiếng Pháp. Loại thuốc tự nhiên này có thể kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và làm giảm bớt tình trạng giữ nước bằng cách loại bỏ chất lỏng dư thừa một cách hiệu quả.

2.2. Hỗ trợ giảm cân

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất trong cây bồ công anh có thể giúp tăng cường chuyển hóa carbohydrate, có lợi cho việc giảm cân. Ví dụ: Một đánh giá toàn diện gần đây cho thấy chiết xuất bồ công anh có tác dụng chống béo phì trên mô hình động vật. Một nghiên cứu khác quan sát thấy tác động tích cực của nó đối với cấu hình lipid động vật.

2.3. Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn

Theo một nghiên cứu gần đây, bồ công anh có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trên mô hình động vật nên chúng ta vẫn cần nhiều bằng chứng hơn để xác định khẳng định này. 

2.4. Những lợi ích tiềm năng khác

Chuyên gia dinh dưỡng Emily Feivor cho biết bồ công anh có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của chúng ta bằng cách làm giảm LDL (cholesterol xấu) và cải thiện mức HDL (cholesterol tốt). Bồ công anh chứa rất nhiều chất xơ inulin – nổi tiếng với khả năng ổn định lượng đường trong máu. Thuộc tính này rất có lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường Loại 2.

3. Làm thế nào để thêm bồ công anh vào chế độ ăn?

(Ảnh: Ekaterina Markelova/ Shutterstock)

Feivor cho biết hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra liều lượng khuyến cáo chính thức. Nếu muốn thêm chúng vào chế độ ăn, bạn hãy nhớ dùng nguyên liệu đã được thử nghiệm cẩn thận, đảm bảo độ an toàn và độ tinh khiết. Feivor khuyên mọi người nên mua bồ công anh tươi ở chợ nông sản hoặc các cửa hàng tạp hóa địa phương. Nếu muốn tự thu thập bồ công anh ngoài thiên nhiên, bạn hãy chắc chắn rằng khu vực đó không sử dụng hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.

Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để thêm cây bồ công anh tươi vào bữa ăn.

3.1. Lá

Lá bồ công anh thường được sử dụng trong món salad, món xào và sinh tố. Chúng có vị hơi đắng giống rau arugula hoặc rau diếp xoăn.

3.2. Hoa

Hoa bồ công anh có ứng dụng rất đa dạng. Bạn có thể dùng chúng để pha trà, pha vào dầu, làm thạch, siro, làm nguyên liệu chiên và tẩm bột đặc biệt. Nếu thu thập được khoảng một lít hoa và chờ thêm vài tuần, bạn thậm chí còn có thể sử dụng chúng để làm rượu bồ công anh.

3.3. Rễ

Rễ bồ công anh thường được sấy khô rồi rang lên để làm thành chất thay thế cà phê không chứa caffeine. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng quá trình chuẩn bị đòi hỏi khá nhiều công sức và thời gian.

4. Tác dụng phụ tiềm ẩn

Bồ công anh rất tốt cho sức khỏe nhưng đồng thời chúng cũng có thể mang đến một số tác dụng phụ cho cơ thể. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:

4.1. Dị ứng

“Lá, thân và hoa bồ công anh đều an toàn để tiêu thụ”, Feivor nói. 

Tuy nhiên, những người bị dị ứng với thực vật thuộc họ Asteraceae (như cỏ phấn hương hoặc cúc vạn thọ) thì cũng có thể bị dị ứng với bồ công anh. Những người nhạy cảm với thực vật có khả năng cao sẽ bị viêm da tiếp xúc.

4.2. Tương tác thuốc

Bồ công anh có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chuyển hóa ở gan. 

“Nếu bạn thường xuyên ăn bồ công anh thì hãy nói với bác sĩ vì chúng có thể tương tác với thuốc”, Feivor nói.

4.3. Vấn đề tiêu hóa

Đối với một số người, tiêu thụ quá nhiều bồ công anh có thể gây ra tình trạng tăng axit dạ dày và ợ chua. Những người có vấn đề về thận, túi mật hoặc sỏi mật nên được tư vấn y tế trước khi thêm bồ công anh vào chế độ ăn uống.

Nhìn chung, trước khi thêm thảo mộc hoặc chất bổ sung mới vào chế độ ăn uống, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe và loại thuốc bạn đang dùng để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.  

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ từ tên lửa đạn đạo mới của Nga

Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…

26 phút ago

Islamabad bị phong tỏa trước cuộc biểu tình đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng Khan

Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…

40 phút ago

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đưa ra cam kết mới với Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…

54 phút ago

VKS: Bà Trương Mỹ Lan nộp 280.000 tỷ đồng mới có cơ sở xem xét giảm án tử hình

Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…

2 giờ ago

Ông Trump xóa sổ băng đảng Venezuela ở Mỹ như thế nào sau khi nhậm chức?

Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…

2 giờ ago

Nhà virus học chữa thành công ung thư vú bằng cách tiêm virus vào cơ thể chính mình

Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…

2 giờ ago