Cùng với vị thế và sự phổ biến của thương hiệu, độ bức xạ của iPhone (đặc biệt là ở các mẫu mới) cũng được xếp vào hàng cao nhất trong số tất cả các điện thoại thông minh, thậm chí là cận kề với giới hạn mà pháp luật cho phép.
Tất cả các thiết bị điện tử di động, bao gồm cả điện thoại di động, phát ra một dạng năng lượng gọi là bức xạ sóng điện từ (EMF). Khi chúng ta liên tục sử dụng các thiết bị di động gần cơ thể trong thời gian dài, việc tiếp xúc với bức xạ sóng điện từ như vậy có thể gây nên các tác động có hại.
Điện thoại di động phát ra bức xạ tần số vô tuyến (RF) thông qua kết nối Internet không dây và dữ liệu di động, trong khi pin của chúng phát ra bức xạ tần số cực thấp (ELF).
Một số bộ phận trên cơ thể con người, chẳng hạn như đầu và thân, bao gồm cả ngực và các bộ phận sinh sản, dễ bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ hơn tay và chân.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với sóng điện từ có thể gây ra từ các vấn đề nhỏ liên quan đến sức khỏe như đau đầu và phát ban trên da, trường hợp nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, phân mảnh DNA, tổn thương tế bào và các khối u ác tính.
Trước khi bất kỳ điện thoại di động nào có thể được bán hợp pháp tại Mỹ, nó phải trải qua thử nghiệm xác định phân loại tỷ lệ hấp thụ sóng điện từ riêng SAR — là đơn vị đo lượng bức xạ RF được cơ thể một người hấp thụ khi họ sử dụng thiết bị — do Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) thực hiện. Bức xạ tần số vô tuyến RF nằm ở đầu tần số nằm ở đầu cao hơn của các tần số Phổ điện từ không ion hóa và là một thành phần của bức xạ sóng điện từ EMF.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn phân loại không thể đo lường chính xác lượng bức xạ tần số vô tuyến RF mà người dùng thực sự hấp thụ vì nó không tính đến một số biến số.
Ví dụ, khi phân loại tỷ lệ hấp thụ sóng điện từ SAR được thiết lập vào năm 1996, người ta chưa bao giờ tưởng tượng được rằng hầu hết mọi người sẽ bỏ điện thoại di động vào túi hoặc đặt chúng rất gần cơ thể.
Ngoài ra, trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ hơn người lớn, nhưng phân loại tỷ lệ hấp thụ sóng điện từ SAR không xem xét sự khác biệt về tuổi tác. Tuy nhiên, phân loại tỷ lệ hấp thụ sóng điện từ SAR của điện thoại di động vẫn có thể giúp chúng ta hiểu được mức độ bức xạ tần số vô tuyến RF do nó phát ra so với các thiết bị tương tự.
Tại Mỹ, phân loại tỷ lệ hấp thụ sóng điện từ SAR của điện thoại di động thường dao động từ mức thấp nhất 0,2 (là mức an toàn nhất) đến 1,60 – là giới hạn pháp lý trước khi điện thoại di động bị đánh giá là không an toàn cho con người.
Khi tất cả các thiết bị phát trên iPhone 6 được bật (dịch vụ di động, WiFi và Bluetooth), tỷ lệ hấp thụ sóng điện từ là 1,58 và iPhone 6 Plus cao tới 1,59! Đây là mức cao nguy hiểm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không nhận thức được những nguy cơ sức khỏe do bức xạ iPhone gây ra.
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc iPhone, tôi không nói rằng bạn nên từ bỏ nó và sống trong thế giới của những chiếc điện thoại T9 cũ không có WiFi. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là bạn phải nhận thức được lượng bức xạ do iPhone phát ra và thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi những tác hại do sóng điện từ EMF gây ra trong quá trình sử dụng tích lũy ngắn hạn và dài hạn.
May mắn thay, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản để giảm tiếp xúc với bức xạ iPhone.
Theo các nguyên tắc cơ bản của vật lý, khi khoảng cách từ nguồn bức xạ sóng điện từ EFM tăng lên, cường độ tiếp xúc sẽ giảm mạnh; nói cách khác, chỉ cần đặt một vài inch giữa bạn và thiết bị của bạn sẽ làm giảm đáng kể lượng bức xạ iPhone mà cơ thể bạn hấp thụ. Dưới đây là một số cách bạn có thể tuân theo nguyên tắc này:
1. Sử dụng chức năng loa ngoài trên iPhone của bạn bất cứ khi nào có thể.
2. Giữ iPhone ở chế độ cuộc gọi tiêu chuẩn, nhưng tăng âm lượng ở mức cao nhất và để điện thoại cách xa đầu bạn 2–4 inch (khoảng 5–10cm). Nếu không ở trong không gian ồn ào, bạn vẫn có thể nghe được âm thanh bình thường.
3. Chọn tai nghe có dây, đặc biệt khi thời gian đàm thoại dài, tốt hơn là đeo tai nghe ống khí không có bức xạ.
4. Khi ngủ, bạn hãy đặt iPhone của bạn cách giường ít nhất bốn mét.
5. Nếu bạn phải gọi điện thoại khi đang lái xe, hãy sử dụng Apple CarPlay hoặc sử dụng dây phụ để dẫn đến loa của xe. Điều này sẽ giúp lái xe an toàn và lợi thế bổ sung là giảm tiếp xúc với sóng điện từ EMF.
6. Đặt iPhone của bạn trong túi hoặc bao da thắt lưng. Tốt hơn hết, đừng giữ điện thoại bên mình nếu bạn không cần đến nó. Hãy nhớ rằng, tạo thêm bất kỳ khoảng cách nào đều sẽ có ích.
Tính năng này là một cách đơn giản để vô hiệu hóa ngay lập tức tất cả các đường truyền không dây, do đó làm giảm bức xạ iPhone. Khi chế độ trên máy bay được bật, iPhone của bạn không còn được kết nối với WiFi, Bluetooth hoặc dữ liệu di động, có nghĩa là nó không còn liên tục gửi tín hiệu RF để duy trì kết nối.
Nếu bạn thường xuyên mang theo iPhone bên mình, hãy cố gắng chủ yếu giữ điện thoại ở chế độ trên máy bay và định kỳ quay lại chế độ bình thường để kiểm tra các tin nhắn hoặc tin nhắn thoại đến, hoặc để thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn. Chuyển về chế độ trên máy bay ngay sau khi bạn sử dụng xong iPhone của mình. Chế độ trên máy bay cũng hữu ích để duy trì tuổi thọ pin iPhone của bạn và giúp sạc lại nhanh hơn.
Để bật nhanh chế độ trên máy bay trên các mẫu iPhone cũ hơn, hãy đặt ngón tay của bạn lên cạnh dưới của màn hình, vuốt lên trên và nhấn vào biểu tượng máy bay. Nếu bạn có iPhone X trở lên, hãy vuốt xuống từ góc trên bên phải để truy cập Trung tâm điều khiển. Khi chế độ máy bay được kích hoạt, biểu tượng máy bay sẽ chuyển sang màu cam.
Khi iPhone của bạn đang duy trì kết nối với nhiều nguồn dữ liệu — ví dụ: có WiFi, Bluetooth, dữ liệu di động, GPS và các ứng dụng truyền thông xã hội đang chạy đồng thời, đây là trạng thái phổ biến đối với nhiều người dùng iPhone — bức xạ iPhone tăng lên nhiều so với khi chỉ có một hoặc hai chức năng cần thiết được kích hoạt.
Một cách để giảm tốc độ truyền là đảm bảo iPhone của bạn không liên tục chạy các ứng dụng như Instagram hoặc dịch vụ định vị trong nền. Nhiều ứng dụng yêu cầu quyền vẫn được đồng bộ hóa liên tục với dữ liệu di động để chúng ta có thể nhận thông báo ngay lập tức. Nhưng điều này có thật sự cần thiết không? Thay vào đó, bạn nên kiểm tra các ứng dụng của mình theo cách thủ công để xem bạn có bất kỳ bản cập nhật nào hay không, đảm bảo rằng iPhone của bạn không được đặt để tự động kết nối với WiFi hoặc dữ liệu di động.
Ngoài ra, việc kiểm tra ứng dụng theo điều kiện của riêng bạn cũng có thể giảm thiểu quấy nhiễu mà đôi khi điện thoại của bạn có thể gây ra. Bằng cách này, bạn sẽ thu được kiến thức và do đó có thể chủ động kiểm soát việc chuyển iPhone giữa các nguồn truyền này.
Trong một số điều kiện, iPhone phải hoạt động nhiều hơn hai lần để duy trì kết nối tốt với nguồn tín hiệu. Do đó, nó sẽ phát ra nhiều bức xạ sóng điện từ EMF hơn, và tất nhiên nó cũng mang đến những nguy cơ lớn hơn cho sức khỏe. Điều này rất thường xuyên xảy ra khi bạn ở trong một khu vực hoặc tòa nhà có khả năng tiếp nhận kém.
Nếu iPhone của bạn chỉ còn hai vạch trở xuống, tốt nhất là bạn nên đợi cho đến khi điện thoại của bạn không cần hoạt động để bù đắp cho các kết nối yếu trước khi thực hiện cuộc gọi. Bức xạ iPhone cũng tăng lên trong khi lái xe. Khi bạn đang đi trên đường cao tốc với tốc độ 70 dặm/giờ (khoảng hơn 110km/h), khoảng cách của bạn từ các tháp di động liên tục thay đổi, điều này khiến iPhone của bạn thường xuyên phát tín hiệu khi tìm kiếm tháp di động hoặc vệ tinh lý tưởng nhất để duy trì kết nối mạnh mẽ.
Duy trì kết nối với nguồn dữ liệu ổn định cần ít năng lượng hơn nhiều so với việc thiết lập kết nối mới với các nguồn thay đổi liên tục, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh nói chuyện điện thoại khi đang lái xe. Nếu bạn thực sự cần thực hiện cuộc gọi, hãy nhớ rằng bức xạ iPhone cao nhất khi thực hiện kết nối lần đầu tiên, vì vậy hãy tránh đưa điện thoại đến gần tai cho đến khi cuộc gọi được kết nối. Bộ hẹn giờ cuộc gọi sẽ bắt đầu đếm khi kết nối đã được thiết lập.
Cách làm này rất đơn giản: bất cứ khi nào có thể, hãy hạn chế sử dụng iPhone, đặc biệt là khi nó để gần cơ thể bạn. Bất cứ khi nào có thể, hãy chọn gửi tin nhắn văn bản thay vì gọi điện. Nếu bạn phải gọi điện thoại, hãy giữ cuộc trò chuyện ngắn gọn. Gặp gỡ bạn bè thay vì nói chuyện qua điện thoại. Nếu bạn quen gọi đường dài, hãy cân nhắc sử dụng điện thoại cố định có dây.
Nếu bạn không cần iPhone vào ban đêm, bạn không cần đặt nó vào không gian ngủ của mình. Thông thường người ta thường đặt iPhone trên bàn cạnh giường như một chiếc đồng hồ báo thức buổi sáng, nhưng đồng hồ báo thức kỹ thuật số có giá cả phải chăng và sẽ không phát ra bức xạ không dây có hại.
Nếu có thể, hãy sạc iPhone của bạn ở một phòng khác. Tuy nhiên, nếu bạn phải đặt nó trong phòng ngủ vào ban đêm, hãy đặt nó càng xa giường càng tốt và bật chế độ máy bay trước khi chìm vào giấc ngủ.
Vì nhiều lý do khác nhau, một số người trong chúng ta không thể tránh khỏi việc sử dụng iPhone thường xuyên. Ví dụ, công việc bạn đang tham gia luôn yêu cầu bạn phải sử dụng điện thoại để liên lạc. Bất kể bạn sử dụng iPhone nhiều hay ít, sẽ là khôn ngoan hơn khi sử dụng ốp lưng chống bức xạ của iPhone, nó sẽ tạo thêm một lớp ngăn cách giữa điện thoại và tai của bạn hoặc các bộ phận khác trên cơ thể để che chắn sóng điện từ. Điều này sẽ làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp của da với bức xạ RF và ELF.
Nếu bạn thường sử dụng tai nghe để gọi điện hoặc chỉ nghe nhạc, hãy cân nhắc sử dụng tai nghe ống khí không bức xạ (radiation-free air tube headphones). Việc truyền âm thanh qua các ống khí rỗng thay vì dây truyền thống, vì dây vẫn cho phép một số sóng điện từ truyền đến đầu của bạn.
Nếu bạn muốn sống một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và tận hưởng những phát triển mới nhất của công nghệ truyền thông, bạn cần chủ động thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi bức xạ EMF có hại.
Tác giả Daniel DeBaun là một chuyên gia được quốc tế công nhận về bức xạ sóng điện từ (EMF), che chắn sóng điện từ và các vấn đề sức khỏe liên quan đến sóng điện từ. Chuyên môn đặc biệt của ông là nghiên cứu ảnh hưởng của việc tiếp xúc với thiết bị di động. Mối quan tâm của Daniel về những ảnh hưởng sức khỏe do việc phát ra sóng điện từ bắt nguồn từ kinh nghiệm kỹ thuật của ông trong ngành viễn thông hơn 30 năm qua. Ông đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng khác nhau trong Khoa học Ứng dụng Quốc tế (SAIC), Telcordia, AT&T và Bell Labs. Ông cũng là đồng tác giả cuốn sách “Quốc gia bức xạ: Sự sụp đổ của công nghệ hiện đại” (Radiation Nation: The Fallout of Modern Technology).
Theo The Epoch Times,
Phan Anh
Xem thêm:
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…