Ngày 1/7, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ra mắt hộ chiếu vắc-xin (Giấy chứng nhận miễn dịch). Theo đó, người có hộ chiếu vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) được đi lại tự do giữa các nước thành viên EU mà không cần cách ly và xét nghiệm. EU hy vọng nhờ hộ chiếu vắc-xin giúp hoạt động du lịch phục hồi. Tuy nhiên nhiều bang ở Mỹ không hưởng ứng hộ chiếu vắc-xin. Chính xác thì hộ chiếu vắc-xin là gì? Việc sử dụng hộ chiếu vắc-xin có thể ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của virus không? Tiến sĩ Sean Lin (Lâm Hiểu Húc), chuyên gia về virus học từng phụ trách phòng thí nghiệm virus của Viện Nghiên cứu Quân đội Mỹ, đã có phân tích chi tiết. Dưới đây là cuộc phỏng vấn ông do Epoch Times thực hiện:
Trước đại dịch COVID-19, trên thế giới cũng đã có ý niệm về chứng nhận tiêm chủng. Giấy chứng nhận tiêm chủng trước đây chủ yếu là để bảo vệ sức khỏe từng cá nhân. Ví dụ, nếu một du khách muốn đi du lịch đến một vùng lưu hành bệnh sốt vàng da thì trước khi đi người đó phải được tiêm phòng bệnh sốt vàng da để có sức đề kháng nhất định. Người ta cũng có thể sử dụng “sổ vắc-xin” để biết mình đã tiêm những loại vắc-xin nào và có an toàn khi đến một vùng dịch nhất định nào đó hay không.
Mục đích chính của hộ chiếu vắc-xin mà hiện EU thúc đẩy là nhằm sớm phục hồi nền kinh tế nói chung và ngành du lịch quốc tế nói riêng đã bị tổn hại nhiều trong thời gian đại dịch, hoàn toàn không nằm ngoài vấn đề sức khỏe cộng đồng. Bản thân thuật ngữ “hộ chiếu vắc-xin” cũng có thể phản ánh điều này. Hơn nữa, hầu hết các quốc gia sử dụng hộ chiếu vắc-xin kỹ thuật số, một dạng mà trước đây hình thức giấy chứng nhận tiêm chủng không áp dụng.
Hình thức này có vẻ rất tiện lợi và tạo sự thuận tiện cho người dân khi đi du lịch quốc tế trong thời gian có dịch. Tuy nhiên, cũng giống như vắc-xin có tác dụng phụ, hộ chiếu vắc-xin cũng có “tác dụng phụ” của chúng.
Theo quy định của EU, nếu đáp ứng một trong ba điều kiện này thì được cấp hộ chiếu vắc-xin và có thể đi lại tự do trong các nước thành viên EU: (1) đã được tiêm vắc-xin, (2) đã được xét nghiệm âm tính với axit nucleic gần đây, (3) đã bị nhiễm virus và qua khỏi.
Vậy thì có hộ chiếu vắc-xin có đồng nghĩa không làm virus lây lan?
Dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố trên trang web rằng việc thực hiện hộ chiếu vắc-xin có thể ngăn chặn sự lây lan của virus, nhưng một thực tế đã được xác nhận là “việc tiêm vắc-xin không hẳn có thể ngăn chặn được sự lây lan của virus”:
– Các tuyên bố chính thức của các công ty vắc-xin về cơ bản không đề cập “vắc-xin có thể ngăn chặn sự lây lan của virus”;
– Xu thế truyền thông chính thống đưa tin cũng đã chuyển sang xu hướng cho biết “tiêm chủng chủ yếu là để giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm khả năng phải nhập viện”.
Lý do là đa số người nhiễm COVID-19 mới là không có triệu chứng, rất khó để xác nhận liệu một người sau khi được tiêm chủng thì trong cơ thể có hoàn toàn không còn virus hay không và có hoàn toàn không còn lây nhiễm hay không.
Ngoài ra, cho đến nay vẫn chưa rõ thời hạn hiệu lực về tác dụng bảo vệ của vắc-xin, ví dụ một người đã tiêm vắc-xin cách đây nửa năm thì có còn hiệu lực không? Liệu một loại vắc-xin được phát triển dựa trên chủng virus ban đầu có thể chống lại các loại virus mới liên tục đột biến không? Đây là những điều đến nay khó biết được.
Thực tế, việc có hộ chiếu vắc-xin chỉ minh chứng người đó đã được tiêm chủng, không hoàn toàn đồng nghĩa người đó thể trạng an toàn về COVID-19, cũng không có nghĩa là vắc-xin đã kích thích cho người tiêm miễn dịch đầy đủ.
Mặt khác, đối với trường hợp (2) “những người gần đây đã xét nghiệm âm tính với axit nucleic”, nếu họ bị COVID-19 sau khi xét nghiệm và không có triệu chứng, thế thì chính cái hộ chiếu đó tương đương với việc cung cấp một thông tin sai lầm.
Còn đối với (3) “người bị COVID-19 đã bình phục”, bản thân hộ chiếu vắc-xin có ghi các thông tin như thời gian bị bệnh, giai đoạn điều trị và thời gian khỏi bệnh không? Đây là quyền riêng tư về sức khỏe cá nhân và bệnh nhân có thể không sẵn sàng chia sẻ. Nhưng nếu không cung cấp những thông tin này thì làm thế nào để xác định thời hạn hiệu lực của hộ chiếu vắc-xin, hoặc khi nào quá hạn? Ngoài ra, giới y học vẫn chưa chứng minh được liệu khi khỏi rồi thì có đủ kháng thể để không tái nhiễm hay không.
Việc đầu tư nguồn lực khổng lồ để tạo ra sản phẩm kỹ thuật số như hộ chiếu vắc-xin dường như tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của một số người và thúc đẩy một phần ngành du lịch. Nhưng hộ chiếu vắc-xin có liên quan đến tình trạng sức khỏe của người tiêm chủng hay không? Có được bao nhiêu vai trò thiết thực trong ngăn chặn virus lây lan? Những vấn đề này đều chưa biết được.
Nếu có thể dùng hộ chiếu vắc-xin để hạn chế mọi người đi lại, hoạt động hoặc tiếp cận với một số dịch vụ, thì đó cũng là một kiểu phân biệt đối xử ngược với những người chưa được tiêm chủng, đây trở thành vấn đề công bằng xã hội.
Vì nhiều lý do khác nhau, sẽ luôn có một số lượng đáng kể người không muốn tiêm chủng, chẳng hạn như niềm tin tôn giáo, lý do sức khỏe hoặc lo lắng về các tác dụng phụ của vắc-xin (ví dụ gần đây đã xác nhận rằng vắc-xin mRNA gây tác dụng phụ là viêm cơ tim). Thế nhưng có số lượng lớn công ty và trường học buộc nhân viên hoặc học sinh phải tiêm chủng. Tại Texas có 153 nhân viên y tế đã bị sa thải vì họ không muốn tiêm chủng.
Mọi người nên có quyền độc lập để quyết định có tiêm chủng hay không, và quyền này là không thể xâm phạm. Suy cho cùng, tất cả các loại vắc-xin COVID-19 hiện nay chỉ được cấp phép “sử dụng trường hợp khẩn cấp”, như vậy chúng vẫn chỉ là dạng thuốc thử nghiệm chứ chưa hoàn toàn chính thức. Nếu có người bị phản ứng nghiêm trọng do tiêm chủng thì người xúc tiến tiêm chủng có phải chịu trách nhiệm không?
Chuyện tiêm vắc-xin nên thực hiện trên tinh thần tự nguyện dưới điều kiện có được đầy đủ thông tin và cân nhắc được lợi hại như thế nào. Điều gì cũng có mặt lợi và mặt hại, nếu chỉ nhìn thấy mặt lợi mà không xem xét đầy đủ mặt hại thì có thể sẽ gây ra hậu quả xấu rất lớn.
Việc cấp hộ chiếu vắc-xin cũng sẽ kích thích thêm nhiều người sẵn sàng tiêm vắc-xin với mục đích để có cơ hội đi lại tự do, thay vì mục đích chính là cân nhắc vấn đề sức khỏe của bản thân.
Không chỉ hộ chiếu vắc-xin mà nhiều vùng còn tung ra nhiều chiêu “dụ dỗ” để tăng tỷ lệ tiêm chủng. California đã đưa ra “chương trình khuyến khích vắc-xin”: người tiêm vắc-xin có cơ hội nhận được phần thưởng du lịch trị giá 2.000 USD; có khu vực khác còn cung cấp “phần thưởng” cho phép hút cần sa [đối với người tiêm vắc-xin COVID-19]. Phương pháp dẫn dụ này xem chừng nhằm mục đích để hình thành miễn dịch cộng đồng, nhưng thực sự là một hành vi trái đạo đức và rất nguy hiểm.
Giống như việc đi khám bệnh trong bệnh viện, bác sĩ không thể nói: “Tôi sẽ thưởng cho bạn bao nhiêu tiền nếu bạn uống thuốc này?”, đối với tiêm vắc-xin cũng vậy. Vì thể trạng mỗi người là khác nhau, nhiều người trước khi tiêm vắc-xin phải nhờ tư vấn của bác sĩ gia đình họ. Hiện nay có thể có một số người không thích hợp để tiêm chủng, chẳng hạn như bệnh nhân mắc bệnh mãn tính nặng, nhưng có thể vì quá cân nhắc những phần thưởng từ cơ quan chức năng mà họ bỏ qua tham vấn ý kiến bác sĩ gia đình, như vậy đồng nghĩa là gián tiếp hại họ?
Hơn nữa, tỷ lệ tiêm như thế nào là cần thiết cho khả năng miễn dịch cộng đồng, vấn đề này cho đến nay cả giới chuyên gia và WHO cũng chưa có kết luận.
Việc tiêm vắc-xin hay không cần phải xem xét từ góc độ sức khỏe, tức là tiêm vắc-xin có tốt cho sức khỏe của người tiêm không? Không nên kích thích bằng lợi ích khác, khiến người ta làm những việc mà hậu quả về sức khỏe vẫn chưa rõ ràng.
Làm cho người ta bỏ qua ý thức trách nhiệm về sức khỏe của bản thân, tập trung những lợi ích bên ngoài như về cơ hội đi lại, và thậm chí có thể hút cần sa, như vậy là làm méo mó lối suy nghĩ của mọi người.
Nhiều nước quảng bá hộ chiếu vắc-xin nhằm khôi phục ngành du lịch, nhưng cũng dễ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn: thông qua vấn đề hộ chiếu vắc-xin vô tình đẩy mọi người vào một hệ thống tín dụng xã hội tương tự như xã hội toàn trị Trung Quốc, gây tình trạng kiểm soát kỹ thuật số đối với mọi người.
Với ứng dụng (app) Hộ chiếu Vắc-xin, cơ quan chức năng có thể dễ dàng biết các thông tin riêng tư của người dùng như “đã ở đâu khi nào và đi đâu”…. Ngoài ra, bản thân hộ chiếu kỹ thuật số chứa một lượng lớn thông tin cá nhân, có khả năng bị đánh cắp hoặc bán bởi tin tặc hoặc nhân viên liên quan.
Thực tế, nguyên nhân chính dịch COVID-19 gây thiệt hại kinh tế là do các biện pháp như chuyện phong tỏa, do đó muốn khôi phục nền kinh tế thì cần có các chính sách kích thích kinh tế hoàn thiện hơn. Yếu tố quyết định liệu một khu vực có cho mở cửa hay không và có cho mọi người có đến đó du lịch hay không, cần xem mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong khu vực đó; hộ chiếu vắc-xin chỉ là biện pháp bổ trợ đơn giản, tác dụng thực sự rất hạn chế, nếu xem đó như thần dược để phục hồi kinh tế toàn cầu là quá khoa trương công dụng của nó.
Theo Lý Giai, Epoch Times
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…