Các nghiên cứu gần đây trên các tạp chí y khoa đã chỉ ra rằng ăn đậu hũ nhiều hơn một lần một tuần có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Đậu hũ (đậu phụ) là một món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích nhờ giá rẻ mà chứa nhiều dinh dưỡng. Nhiều người chọn đậu hũ làm thực phẩm chính để ăn kiêng. Tuy nhiên, dù đậu hũ có nhiều lợi ích, nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ có hại cho cơ thể, vậy thế nào mới là ăn hậu hũ đúng cách?
Đậu hũ có hàm lượng protein cao hơn đậu nành và chứa 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, giúp đảm bảo chất lượng cơ bắp, vì vậy nên đậu hũ còn được gọi bằng cái tên là “Thịt thực vật”.
Đậu hũ không chứa cholesterol, giàu isoflavone (estrogen thực vật) và chất xơ hòa tan, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, béo phì, giảm các triệu chứng mãn kinh và duy trì sự ổn định lượng đường trong máu v.v…
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation vào tháng 3/2020 chỉ ra rằng ăn đậu hũ nhiều hơn một lần một tuần có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt đối với phụ nữ tiền mãn kinh hoặc không dùng estrogen trong thời kỳ mãn kinh.
Bí quyết giữ dáng của nữ diễn viên Hàn Quốc Song Hye Kyo là chỉ ăn tối bằng đậu hũ. Vậy đậu hũ có thực sự giúp giảm cân không? So với protein động vật, đậu hũ có lượng calo thấp hơn, nhưng lại giàu chất xơ và thuộc nhóm thực phẩm GI thấp. Ăn đậu hũ thay cho protein động vật vẫn có thể có được cảm giác no, ít cảm thấy đói hơn, nhờ đó đạt được hiệu quả kiểm soát lượng calo và giảm cân.
Có rất nhiều loại “đậu hũ” trên thị trường, nhưng lượng calo khác nhau, chẳng hạn như đậu hũ chiên, đậu hũ lá, đậu hũ hạnh nhân v.v…, những loại này chứa nhiều calo hơn đậu hũ truyền thống, nếu bạn muốn kiểm soát lượng calo, tốt nhất hãy chọn đậu hũ miếng hoặc đậu hũ đóng hộp.
Đậu hũ biến đổi gen chứa nhiều methionine, mà methionine được chuyển đổi thành cysteine dưới tác dụng của các enzyme, chất này có thể làm tổn thương các tế bào nội mô của thành động mạch, ăn quá nhiều đậu hũ biến đổi gen dễ gây tích tụ cysteine trong cơ thể, dẫn đến xơ vữa động mạch, gây bệnh tim mạch, vì vậy tốt hơn là nên chọn đậu hũ làm từ đậu nành không biến đổi gen.
Ăn nhiều đậu hũ lâu ngày có thể gây thiếu i-ốt, do trong đậu nành dùng để làm đậu hũ có chứa một chất gọi là Saponin sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết i-ốt, khiến cơ thể thiếu lượng i-ốt cần thiết. Nếu thường xuyên ăn đậu hũ thì có thể kết hợp cùng rong biển giàu i-ốt để cùng lúc bổ sung i-ốt và canxi.
Trong đậu hũ chứa nhiều protein thực vật, ăn quá nhiều dễ gây khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy v.v… Khi ăn nên kết hợp cùng củ cải có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ đậu hũ. Nếu bản thân người ăn dị ứng với các loại đậu hoặc đường ruột dễ bị tích hơi thì không nên ăn nhiều đậu hũ.
Tuy các đậu nành chứa hàm lượng purine rất cao, nhưng chất này sẽ bị mất đi trong quá trình chế biến đậu hũ, nếu không bị mắc bệnh gút cấp tính thì vẫn nên ăn với lượng vừa phải. Bệnh nhân bị bệnh gout thường ngày nên chú ý uống nhiều nước, tránh ăn quá nhiều thịt cá và tránh uống nhiều rượu thì mới ngăn ngừa được căn bệnh này phát tác.
Bất cứ loại thực phẩm nào nếu ăn nhiều đều sẽ dễ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, chỉ khi áp dụng chế độ ăn uống cân bằng thì mới hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe. Ngoài thưởng thức các món ngon làm từ đậu hũ, chúng ta cũng nên lưu ý cách bảo quản để tránh đậu hũ bị hư hỏng, nếu đậu hũ đã bị nhớt hoặc có mùi chua thì không nên ăn để tránh đưa vi khuẩn vào cơ thể.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…