Có nhà thần kinh nội tiết người Mỹ cho rằng đường gây nghiện tương tự như ma túy, gây ra nhiều cơn khủng hoảng sức khỏe. Các chuyên gia đề xuất 4 thói quen hàng ngày để dễ dàng thoát khỏi chứng nghiện đường.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra đường có thể gây nghiện như một số loại chất gây nghiện, cũng có ảnh hưởng tương tự đối với não.
Trên tạp chí Đánh giá Khoa học thần kinh và Hành vi sinh học (Neuroscience & Biobehavioral Reviews), Đại học Princeton Mỹ công bố một tóm tắt nghiên cứu minh chứng đường có thể gây nghiện: Những con chuột được hấp thu cách quãng với các giải pháp thực phẩm và đường đã cho thấy biểu hiện một loạt các thay đổi về hành vi và não tương tự đặc điểm của những con chuột cho sử dụng chất gây nghiện.
Một nghiên cứu đánh giá được công bố năm 2018 trên tạp chí Frontiers in Psychiatry lưu ý rằng đã quan sát thấy những điểm tương đồng về hóa học thần kinh giữa chuột lạm dụng chất gây nghiện và chuột phụ thuộc vào đường, mỗi khi động vật tiếp xúc với đường thì dopamine đều tăng lên.
Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh trong não, có chức năng như “cơ chế khen thưởng” khi chúng ta làm được điều gì đó hứng thú, khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Trong sinh hoạt, tập thể dục và ăn uống có thể thúc đẩy bài tiết dopamine; hút thuốc và lạm dụng ma túy cũng có thể làm tăng tiết dopamine khiến người nghiện cảm thấy vui vẻ, hưng phấn.
Một nghiên cứu phân tích gần 400 cấu trúc não được công bố vào năm 2023 trên tạp chí Translational Psychiatry của Nature, qua đó lập bản đồ c-Fos về hoạt động thần kinh não, cho thấy rằng việc thường xuyên tiêu thụ cả đường và cocaine đã gây những vấn đề tái tổ chức thần kinh liên quan.
Robert Lustig, MD, bác sĩ nội tiết thần kinh nhi khoa tại Đại học California Mỹ là người nghiên cứu về bệnh béo phì ở trẻ em, ông đã viết “Béo phì: Thực tế đau khổ về đường” (Fat Chance: The bitter truth about sugar), qua đó cho hay một lượng lớn nghiên cứu khoa học về đường đã chứng minh rằng đường gây nghiện, độc hại, do đó kêu gọi giảm tiêu thụ đường trên toàn thế giới.
Trong khi kiến thức thông thường cho rằng béo phì thường do ăn quá nhiều và không tập thể dục đủ thì bác sĩ Lustig lại có quan điểm khác. Ông cho rằng nguyên nhân thực sự của đại dịch béo phì là do lượng đường tiêu thụ ngày càng tăng. Thông tin của Đại học California dẫn lời bác sĩ Lustig cho hay, trong thế kỷ qua lượng đường tiêu thụ của người Mỹ đã tăng từ 15 gam mỗi ngày lên 75 gam mỗi ngày hoặc hơn. Đường vừa thúc đẩy việc tích trữ chất béo vừa đánh lừa bộ não nghĩ rằng nó đang đói, chính vòng luẩn quẩn này dẫn đến béo phì.
Lustig chỉ ra rằng đường thậm chí còn có hại cho sức khỏe hơn chất béo, vì đường không chỉ giống như chất béo làm tăng lượng chất béo do gan sản xuất gây tắc nghẽn động mạch và lắng đọng trong máu, mà đường còn gây tổn thương cho gan và các cấu trúc protein trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy việc tiêu thụ quá nhiều calo.
Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Gan mật (Journal of Hepatology) cho thấy, đồ uống có chứa đường hoa quả (fructose) và đường mía (sucrose) làm tăng khả năng sản xuất chất béo của gan.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên trên 94 đối tượng nam giới khỏe mạnh, trên cơ sở khẩu phần ăn hàng ngày của họ, họ được yêu cầu hàng ngày uống lượng thích hợp (80 gram/ngày) đồ uống có chứa đường hoa quả và đường mía (fructose-glucose disacarit) hoặc đường nho, qua đó so sánh với nhóm không uống đường. Sau 7 tuần theo dõi, các nhà nghiên cứu phát hiện trong gan của những người uống đồ uống có chứa đường hoa quả và đường mía, tốc độ bài tiết cơ bản (FSR) của các axit béo mới được tổng hợp gần gấp đôi so với người dùng đường nho và nhóm đối chứng không dùng đường.
Nói với Nhà xuất bản Sức khỏe Harvard (Harvard Health Publishing), Tiến sĩ Michelle Hauser, nhà giáo dục dinh dưỡng và nhà nghiên cứu lâm sàng tại Trường Y Harvard cho hay: “Hầu hết các trường hợp tử vong đều liên quan đến bệnh tim, ung thư và tiểu đường, đến lượng đường bổ sung trong thực phẩm và đồ uống có đường mà chúng ta tiêu thụ.”
Một nghiên cứu được công bố năm 2015 trên tạp chí Circulation đã mô hình hóa gánh nặng bệnh tật vào năm 2010 ở cấp khu vực, quốc gia và toàn cầu liên quan đến việc tiêu thụ đồ uống có đường. Mô hình ước tính rằng 184.000 người trên toàn thế giới chết mỗi năm do uống đồ uống có đường: 133.000 người mắc bệnh tiểu đường, 45.000 người mắc bệnh tim mạch, và 6.450 người mắc bệnh ung thư.
Vì nghiện đường rất có hại cho cơ thể con người nên làm thế nào để thoát khỏi chứng nghiện đường đã trở thành một chủ đề được quan tâm. Tiến sĩ Hauser tại Trường Y Harvard đưa ra lời khuyên về việc bỏ thói quen ăn đường:
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…
Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…
Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…