Hoàn ngọc: cây thuốc quý nên có trong nhà

Không ngẫu nhiên mà cây mang tên gọi là hoàn ngọc. Quý mà không hiếm, cây hoàn ngọc hay còn gọi là cây xuân hoa có thể trồng dễ dàng ngay trong vườn nhà bạn, thậm chí trong chậu cây cảnh ngoài ban công. Khi cần dùng, vài lá cũng đủ thấy tác dụng.

Cách dùng vô cùng đơn giản, có thể ăn lá tươi hoặc dưới dạng trà lá khô, hoàn ngọc khẳng định rất tốt cho các vấn đề đường ruột cho các đối tượng, từ già đến trẻ. Nếu không có tiền mua thuốc, hoặc không muốn dùng tây dược thì đều không nên bỏ lỡ món quà thiên nhiên giản dị mà vô giá này.

Theo một số tài liệu, thì cây hoàn ngọc còn được biết đến với nhiều tên khác nhau: Xuân hoa, Nhật nguyệt, Nội đồng, Lay gàm, Dièng tòn pièng (Dao), Nhần nhéng (Mường), Tu lình, cây lá con khỉ. Đôi khi người dân chỉ biết sử dụng mà không rõ tên gọi là gì. Trong thực tế, bạn có thể gặp 2 loại cây khác nhau mà người dân địa phương đều gọi là hoàn ngọc. Một số chuyên gia xếp chúng thành hoàn ngọc đỏ với tên khoa học là Pseuderanthemum bracteatum và cây hoàn ngọc trắng với tên Pseuderanthemum palatiferum. Cả hai loại này đều rất tốt.

Hoàn ngọc đỏ

Hoàn ngọc đỏ thuộc loại cây bụi, sống lâu năm, cao từ 0,6 đến 1,5m, nếu phát triển tốt thì có thể cao đến 2m. Lúc còn non, thân trơn nhẵn, màu hơi vàng hồng, lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống lá dài, phiến lá hình mũi mác. Lá non có vị chát, hơi chua, có thể dùng ăn kèm với thịt, cá như một loại rau gia vị để giúp cho việc tiêu hóa tốt, tránh đầy bụng, sôi bụng, đau bụng. Cây có thể trồng bằng cách cắt cành rồi cắm xuống đất. Trong mùa mưa, khi có đủ nước, tốc độ phát triển của cây rất nhanh, chỉ cần một đến hai tháng là đã cao ngang lưng người lớn.

Để phòng và tránh các bệnh về đường ruột, bạn có thể lấy vài lá tươi, rửa sạch rồi nhai ăn sống. Cũng có thể cắt lấy phần trên mặt đất, gồm cả cành (non hoặc già) và lá, rửa sạch phơi khô, sau đó cắt ra từng đoạn cỡ đốt ngón tay. Có thể dùng với cam thảo để pha trà uống hàng ngày. Khi bị đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, khó tiêu, đầy hơi, đi ngoài phân sống nát, trĩ, đi ngoài ra máu thì có thể lấy một nắm khoảng 20-40g cho mỗi ngày, sắc với nước rồi uống.

Trẻ em bị tiêu chảy các loại đã dùng thuốc tây không khỏi hoặc chưa dùng thuốc nào khác đều có thể uống nước hoàn ngọc sắc. Có thể chỉ cần một liều là hết bệnh.

Lưu ý: Một số bé bị dị ứng sữa (sữa mẹ hoặc sữa bò), không tiêu hóa được sữa thông thường và xuất hiện tiêu chảy hoặc biểu hiện như tiêu chảy, trường hợp này lá hoàn ngọc không có tác dụng nhiều, cần xem xét đến việc thay sữa.

Hoàn ngọc trắng

Hoàn ngọc trắng cũng thuộc loại cây bụi nhưng thân cứng hơn, có nhiều cành, có chiều cao khoảng 1- 2m, lá mọc đối, hình mũi mác, đầu lá nhọn, thường xuyên xanh cả hai mặt. Loại này phát triển chậm hơn hoàn ngọc đỏ. Khi trồng nhiều và dày có thể bị nấm ăn các lá. Hoàn ngọc trắng có cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành có màu trắng pha tím. Khi nhấm, lá có dịch nhầy nhớt.

Lá hoàn ngọc trắng có thể phơi khô làm trà, giúp ích cho đường tiêu hóa
Hoàn ngọc trắng cũng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Hoàn ngọc trắng có thể được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng thể nhiệt, đau bụng, trĩ xuất huyết, viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa… Dùng lá tươi, rửa sạch, ăn sống hoặc sắc lấy nước uống, ngày 8 đến 10g. Cũng có thể dùng lá non để nấu canh ăn hàng ngày.

Cả hai loại hoàn ngọc đỏ và trắng đều chứa hoạt chất có tính kháng khuẩn. Có lẽ vì vậy nên một số tài liệu khuyên có thể lấy lá tươi, rửa sạch, giã dập rồi dùng đắp trị các vết thương khi té ngã bị chảy máu, tụ máu, lở loét, các nơi bị đau…

Thời gian vừa qua, một số công trình nghiên cứu về tính dược liệu của hoàn ngọc đã được công bố ở Việt Nam. Một số tài liệu cho rằng hoàn ngọc còn có tác dụng hỗ trợ để chữa các bệnh phổi, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mất ngủ, bệnh vẩy nến, thậm chí bệnh ung thư v.v… Tuy nhiên tác giả bài viết chưa có dịp xác minh nên chỉ nêu ra để người đọc tham khảo.

Cách trồng cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc đỏ dễ trồng và phát triển nhanh hơn cây trắng. Cả hai đều có thể trồng trong vườn hoặc trong chậu cây cảnh tại nhà. Có thể trồng bằng cành cây tươi hoặc một cây con. Khi cây đã bén rễ và rồi mọc nhánh dài, có thể ngắt nhánh để nhân ra. Nếu là hoàn ngọc đỏ, cây có thể nhanh chóng cho ra nhiều nhánh rồi tự mọc lan ra. Không cần có phân bón đặc biệt nhưng khi mới trồng thì cần che nắng và giữ đủ ẩm, tạo điều kiện cây phát triển.

Hiện nay, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao, các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa trở nên khó tránh khỏi, việc sử dụng thuốc tây dược cũng bộc lộ nhiều tác dụng phụ, hoàn ngọc chắc chắn sẽ rất hữu ích cho mọi nhà.

Đình Vũ (theo daikynguyenvn)

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Kremlin nói đáp trả bằng tên lửa siêu thanh để cảnh báo sự “liều lĩnh” của phương Tây

Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…

2 giờ ago

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

5 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

6 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

7 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

9 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

10 giờ ago