Ước tính đến năm 2025, kháng kháng sinh là nguyên nhân tử vong lớn hơn cả ung thư trên toàn cầu. Việc đề kháng kháng sinh là không thể tránh được, nếu con người tiếp tục sử dụng kháng sinh đối với vi sinh vật.
Giáo sư Stephen Baker, Đại học Cambridge (Anh) đã đưa ra nhận định trên tại Hội nghị khoa học quốc tế lần 1, do UBND TP. Thủ Đức (TP.HCM) tổ chức, ngày 10/8.
Giáo sư Stephen Baker, chuyên gia ngành nguyên tử vi sinh trùng học Đại học Oxford, cho hay chúng ta đang sống trong thế giới toàn vi khuẩn. Đến khi con người diệt vong thì vi khuẩn vẫn còn. Bên trong đường ruột có nhiều tế bào vi khuẩn hơn là tế bào thường.
Kháng sinh ra đời nhắm vào một số đích đến tương đối đặc trưng đối với vi khuẩn mà không nằm ở trên tế bào người. Tuy nhiên, ngoài việc tác động đến vi sinh vật gây bệnh cũng sẽ tác động đến những vi sinh vật thường trú trong cơ thể. Từ đó, gây ra những tác dụng trên cơ thể không mong muốn.
Trong hơn 10 năm phối hợp nghiên cứu tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, giáo sư nhận thấy vấn đề nổi cộm là việc tiếp cận kháng sinh của người dân quá dễ dàng.
“Đây là một tai họa”, ông nói, đưa ví dụ vi khuẩn klebsiella pneumoniae thường trú đường ruột ở người đã trở nên kháng kháng sinh và gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Nhiều vi khuẩn đang kháng tất cả loại thuốc hiện có, đôi khi kết hợp nhiều loại mới điều trị cầm cự được.
Theo vị giáo sư, kháng kháng sinh là vấn đề lớn của châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, nơi việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi rất phổ biến.
“Việc đề kháng kháng sinh không thể tránh được, nếu chúng ta tiếp tục sử dụng kháng sinh đối với vi sinh vật. Điều này không chỉ diễn ra ở 1 hệ thống y tế, mà nó diễn ra khắp trên toàn thế giới, khi chúng ta sử dụng kháng sinh thì vi khuẩn sẽ trở nên đề kháng với kháng sinh”, ông nói.
Cách mà vi khuẩn thích nghi với áp lực sự chọn lọc tự nhiên là vi khuẩn có những cơ chế lan truyền sự kháng kháng sinh.
“Chúng ta đang ở trong thời kỳ không có nhiều sự lựa chọn về kháng sinh mới. Cứ sau 3 năm từ khi kháng sinh mới ra đời thì xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh. Ước tính tới 2050, đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn là nguyên nhân gây tử vong lớn hơn cả ung thư”, GS Stephen Baker nhận định.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP HCM, cho biết sau “kỷ nguyên vàng” (khoảng thập niên 50-60), các kháng sinh được phát minh càng lúc càng ít, hiệu quả kém dần theo thời gian. Hiện nay, 5-10 năm mới có một kháng sinh mới. Nhưng mỗi lần tìm ra một kháng sinh thì đa số vi khuẩn sẽ kháng thuốc một thời gian ngắn sau đó.
“Chỉ có 1/10.000.000 trường hợp đột biến kháng thuốc. Nếu dùng kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn nhạy, và để lại vi khuẩn có đột biến kháng thuốc, vi khuẩn này sẽ nhân lên, từ đó tạo nên toàn bộ vi khuẩn kháng thuốc”, bác sĩ Châu nói.
Việc các dòng vi khuẩn kháng thuốc liên tục xuất hiện tạo nên gánh nặng dịch bệnh trong tương lai, khiến bệnh nhiễm trùng vẫn là thách thức bất tận trên toàn cầu. Tác nhân gây bệnh luôn tiến hóa, từ đó con người phải liên tục đối diện với nhiều dịch bệnh tái phát hoặc phát sinh mới.
Năm 2020, tại hội thảo Chương trình phòng, chống kháng thuốc tại TP.HCM, TS. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Liên chi Hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết thông tin tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam chiếm khoảng 40%, đứng thứ 4 về tỷ lệ kháng thuốc ở các nước tại châu Á – Thái Bình Dương.
Theo bác sĩ Châu, việc mua bán, sử dụng thuốc không có hóa đơn diễn ra phổ biến là nguyên nhân chính. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 88% người dân sử dụng thuốc không kê đơn. Điều này dẫn đến việc sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết, lâu ngày gây “lờn” thuốc. Ngoài ra, còn tình trạng bác sỹ kê đơn thuốc không hợp lý; vi khuẩn kháng thuốc lây truyền từ người này sang người khác trong các cơ sở khám chữa bệnh; vi khuẩn kháng thuốc lây truyền từ vật nuôi qua người do sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện…
Tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi được PGS.TS Ngô Thị Hoa, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (Oucru) tại TP.HCM lưu ý rõ thêm. Theo TS Hoa, ban đầu kháng sinh được khuyến khích sử dụng trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, phòng bệnh, giúp tăng sản lượng thực phẩm. Về sau này, tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi trở thành là 1 trong 10 nguyên nhân gây nên tình trạng kháng thuốc ở con người.
TS Hoa cho hay có 3 con đường khiến con người bị phơi nhiễm kháng kháng sinh trong nông nghiệp, một là tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi sử dụng kháng sinh, hai là do chất thải vật nuôi sử dụng kháng sinh thải ra môi trường và ba là sử dụng thực phẩm từ vật nuôi được sử dụng kháng sinh như ăn thịt, trứng, sữa…
“Bởi vì kháng kháng sinh, nên ngày càng có nhiều các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao và các bệnh do thực phẩm gây nên càng trở nên khó điều trị hơn và đôi khi không thể điều trị được” – theo WHO. Nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến thời gian bị bệnh lâu hơn, chi phí điều trị cao hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.
Tổ chức Y tế thế giới nhận định Việt Nam nằm trong nhóm những các quốc gia đang phải đối diện với nguy cơ ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…