Nghiên cứu: Mũi tăng cường Sinovac hiệu quả kém trước biến thể Omicron

Một nhà nghiên cứu từ Hồng Kông đã chỉ ra liều vắc-xin tăng cường của Sinovac có hiệu quả rất hạn chế trong việc ngăn chặn lây lan và phòng chống biến thể Omicron của COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán).

(Ảnh minh họa: TY Lim/Shutterstock)

Các nhà nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố rằng phân tích của họ cho thấy vắc-xin Pfizer-BioNTech tương đối hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa COVID-19. Cho dù sau hai liều vắc-xin Pfizer hay vắc-xin Sinovac, liều vắc-xin Pfizer tăng cường (liều thứ ba) đều cung cấp cho người nhận kháng thể bảo vệ chống lại biến thể Omicron [chứ không như vắc-xin Sinovac].

Pfizer và công ty công nghệ sinh học đối tác của Đức cho biết, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của họ cho thấy liệu trình 3 mũi tiêm vắc-xin của họ có thể vô hiệu hóa biến thể Omicron mới xuất hiện gần đây.

Nghiên cứu mới nhất này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông và Đại học Trung văn Hồng Kông, và được tài trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe và Chính phủ Hồng Kông.

Các nhà nghiên cứu không tiết lộ bao nhiêu mẫu được sử dụng trong phân tích. Reuters đã tìm kiếm bình luận từ Sinovac, nhưng chưa nhận được phản hồi ngay.

(Ảnh chụp màn hình bài viết trên Reuters)

Vắc-xin CoronaVac của Sinovac và vắc-xin BBIBP-CorV của Sinopharm Trung Quốc là hai loại vắc-xin được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc, cũng là vắc-xin COVID-19 chính được sử dụng trong “ngoại giao vắc-xin” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hồng Kông thì sử dụng cả vắc-xin Sinovac và vắc-xin Pfizer, nhưng đối với những người từ 12-17 tuổi chỉ tiêm vắc-xin Pfizer.

Hồng Kông là một trong những nơi đầu tiên báo cáo các trường hợp biến thể Omicron. Trong vòng chưa đầy một tháng, với tốc độ lây nhiễm gấp 70 lần so với biến thể Delta, biến thể Omicron đang nhanh chóng thay thế vị trí thống trị của Delta trên toàn cầu.

Bloomberg đưa tin vào ngày 17/12 rằng nghiên cứu mới nhất của công ty Humabs Biomed SA (Thụy Sĩ) thuộc công ty Vir Biotechnology (Mỹ) và Đại học Washington phối hợp thực hiện, đã phát hiện vắc-xin Pfizer, Modena và AstraZeneca (AZ) có những ảnh hưởng nhất định đến Omicron nhưng hiệu quả thấp hơn nhiều so với khả năng bảo vệ trước chủng virus ban đầu.

Vắc-xin Sputnik do Sinopharm, Johnson&Johnson và Nga cùng sản xuất có hiệu quả chống lại Omicron rất kém. Trong số 13 người được tiêm hai liều vắc-xin Sinopharm chỉ có 3 người phát triển kháng thể trung hòa chống lại Omicron; chỉ 1 trong số 12 người được tiêm vắc-xin Johnson&Johnson phát triển có kháng thể, và không ai trong số 11 người được tiêm đầy đủ vắc-xin Sputnik có được kháng thể chống lại Omicron.

Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu khác, tức là rõ ràng vắc-xin đã mất tác dụng bảo vệ đối với biến thể Omicron. Tuần trước, một nghiên cứu của Đại học Hồng Kông đã chỉ ra rằng hai liều vắc-xin Sinovac cho hiệu quả rất kém để có thể kháng lại Omicron.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Lâm Nghiên

Published by
Lâm Nghiên

Recent Posts

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

2 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

12 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

19 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

22 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

28 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

47 phút ago