Nghiên cứu: Nếu virus Vũ Hán là từ phòng thí nghiệm, e là vắc xin cũng vô dụng

Kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát, tính đến ngày 12/9, đã có tổng cộng 28,493 triệu ca nhiễm và ít nhất 915.000 ca tử vong ở 188 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn gốc của virus vẫn chưa được xác định. Theo thông tin từ một tạp chí tại Mỹ, một nhà khoa học từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thông qua nghiên cứu đã nhận định, so sánh với các giả thuyết nguồn gốc khác, virus viêm phổi Vũ Hán nhiều khả năng là được tạo ra trong phòng thí nghiệm và vô tình bị rò rỉ ra ngoài. Nếu vậy, vắc xin sẽ không thể ngăn ngừa được virus.

Một nhà khoa học tại MIT chia sẻ Nếu virus Vũ Hán được tạo ra phòng thí nghiệm, e là vắc xin cũng vô dụng. (Ảnh minh họa: Corona Borealis Studio / Shutterstock).

Tạp chí Boston Mỹ đưa tin, Alina Chan – một nhà khoa học tại MIT, đã bắt đầu nghiên cứu về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán từ hồi tháng Ba năm nay, Alina phát hiện virus viêm phổi Vũ Hán có tính ổn định dị thường. Mặc dù virus đã tự nhân lên hàng nghìn tỷ lần, trình tự gen của nó hầu như không thay đổi so với lần lây nhiễm ban đầu ở người. Giống như nhiều bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện, viêm phổi Vũ Hán được coi là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Quá trình của nó là: bắt nguồn từ động vật, tìm vật chủ và sau đó thông qua các phương thức để lây nhiễm sang người.

Mặc dù chính quyền ĐCSTQ khẳng định chợ thủy sản Hoa Nam Vũ Hán là nơi bắt đầu bùng phát dịch, nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng virus có thể lây nhiễm trực tiếp sang người mà không qua vật chủ trung gian.

Chủng virus SARS châu Á năm 2003 phần lớn có chuỗi gen tương tự như virus viêm phổi Vũ Hán hiện nay, cả hai cùng một họ. Virus SARS cũng có một vấn đề khó hiểu tương tự: thiếu giai đoạn tiến hóa lây truyền từ động vật sang người, mà có thể lây nhiễm trực tiếp sang người.

Sau khi tham khảo các tài liệu khoa học về virus SARS năm 2003, Alina nhận thấy, virus SARS phát triển nhanh chóng giai đoạn 3 tháng đầu, liên tục phát triển và biến đổi khả năng lây nhiễm trên người, và chỉ ổn định lại vào giai đoạn sau của dịch. Sau khi đối chiếu cách tiến hóa của hai loại virus, Alina nhận định, loại virus viêm phổi Vũ Hán ngày nay giống với virus SARS giai đoạn cuối, thích nghi với cơ thể người rất nhanh ngay từ đầu.

Alina tin rằng nếu từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019 virus Vũ Hán đã rất thích nghi với cơ thể người, thì có thể có ba cách giải thích:

Thứ nhất, virus đã hoàn thành quá trình đột biến và tiến hóa trong vật chủ ban đầu, và trở thành một loại virus hoàn hảo lây nhiễm trực tiếp trên người. Theo các lý thuyết khoa học hiện có, khả năng biến thể như vậy về cơ bản không tồn tại.

Thứ hai, virus có thể đã bắt đầu lây nhiễm sang người sớm hơn so với thời điểm thông báo chính thức của ĐCSTQ, nó đã lây lan mà không bị phát hiện trong vài tháng. Tuy nhiên, khả năng này là rất mong manh, bởi  khi đối mặt với đại dịch, ĐCSTQ không thể không phát hiện ra nó. Hơn nữa, nếu vậy thì các nhà nghiên cứu y tế cũng có thể tìm thấy sự tiến hóa ban đầu của virus thông qua các mẫu được lưu trữ.

Thứ ba, virus đã hoàn thành quá trình “tiến hóa” trong phòng thí nghiệm, và cũng đã trải qua giai đoạn thí nghiệm trên tế bào người. Về khả năng này, Alina rất thận trọng chia sẻ, không thể loại trừ khả năng virus viêm phổi Vũ Hán đến từ phòng thí nghiệm. Nếu đúng như vậy, rất có thể đã có tai nạn xảy trong quá trình nghiên cứu và để virus lọt ra ngoài. Nếu virus được kết hợp ngẫu nhiên với các chủng virus có trình tự gen khác nhau trong phòng thí nghiệm, sự khác biệt của chủng virus này có thể khiến vắc xin trở nên vô dụng.

Giới chính quyền ĐCSTQ từng tung tin vật chủ trung gian dẫn đến lây nhiễm trên người có thể bắt nguồn từ loài tê tê (chuỗi gen tiến hóa của virus phân lập từ tê tê giống 99% với virus  Vũ Hán). Nghiên cứu của Alina đã bác bỏ tuyên bố trên; bởi chuỗi gen di truyền của virus Vũ Hán từ các mẫu lây nhiễm đều khác nhau trong khi ở loài tê tê thì đều cùng một loại. Vào tháng Sáu vừa qua, một nghiên cứu y tế khác cũng đưa ra tuyên bố rằng không có con tê tê hoang dã nào bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán.

Thiên Thanh

Xem thêm:

Thiên Thanh

Published by
Thiên Thanh

Recent Posts

Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58: Thêm một nạn nhân được tìm thấy ở vịnh Hạ Long

Một thi thể nam giới được phát hiện trôi dạt giữa bãi tắm Bãi Cháy…

11 phút ago

Ngành tiền điện tử đạt giá trị thị trường 4000 tỷ USD

Ngành tiền điện tử đã đạt giá trị thị trường 4000 tỷ USD vào ngày…

1 giờ ago

Xuất khẩu đất hiếm của TQ sang Mỹ tăng vọt trong tháng 6 khi đang đàm phán

Xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã chứng kiến…

1 giờ ago

Bão Wipha tấn công Hồng Kông và miền nam TQ, hàng trăm chuyến bay bị hủy

Wipha, cơn bão thứ sáu của năm 2025, mang theo mưa lớn và gió mạnh…

1 giờ ago

Tứ đại gia tộc Hồng Kông cay đắng gánh chịu hậu quả từ ĐCSTQ

Với hầu hết người dân Hồng Kông, 5 năm thực hiện luật “An ninh Quốc…

2 giờ ago

Nghiên cứu mới: Tiềm năng điều trị ung thư từ vaccine mRNA

Một loại vaccine thử nghiệm mới đang được kỳ vọng có thể điều trị mọi…

2 giờ ago