Vắc-xin COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) do Trung Quốc sản xuất có hiệu quả thế nào? Có nghiên cứu cho thấy người tiêm hai liều vắc-xin Sinopharm hầu như không thể phát hiện kháng thể trung hòa chống biến thể Omicron. Nghiên cứu đối với vắc-xin Sinovac cũng tương tự.
Vào ngày 20/6, “The Lancet Infectious Diseases” đã công bố báo cáo nghiên cứu từ 10 chuyên gia y tế Trung Quốc. Báo cáo đề cập rằng trong 25 đối tượng được tiêm hai liều vắc-xin BBIBP-CorV do Sinopharm sản xuất, họ có kháng thể trung hòa chống lại các biến thể phụ như Omicron BA.2.12.1 và BA.4 / BA.5 ở mức “không thể phát hiện được hoặc chỉ có thể phát hiện được ở mức tối thiểu”.
Kháng thể trung hòa là một trong những chỉ số để đánh giá một loại vắc-xin có hiệu quả hay không.
Nghiên cứu cho thấy trong số 25 người tham gia thử nghiệm được tiêm hai liều vắc-xin BBIBP-CorV sau đó là một mũi tiêm nhắc lại, chưa tới một nửa (24% – 48%) số người có kháng thể với biến thể phụ Omicron.
Thế nhưng, loại vắc-xin của Trung Quốc này không chỉ được chấp thuận sử dụng trên quy mô lớn ở Trung Quốc mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước.
Hiện nay 2 loại vắc-xin được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc là vắc-xin BBIBP-CorV của Sinopharm và CoronaVac của Sinovac. Đến nay Sinovac đã được ủy quyền tại 48 nước và khu vực trên thế giới.
Ngày 20/1 năm nay, các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale và Cộng hòa Dominica đồng tác giả đã công bố báo cáo nghiên cứu liên quan trên tạp chí Nature Medicine. Báo cáo cho thấy việc chỉ tiêm vắc-xin Sinovac không giúp chống lại các biến thể Omicron lây lan rộng rãi.
Nghiên cứu phân tích huyết thanh của 101 người ở Cộng hòa Dominica, cho thấy những người nhận được hai liều vắc-xin Sinovac không phát triển kháng thể trung hòa chống lại Omicron. Tuy nhiên những người được tiêm vắc-xin mRNA BioNTech (của công ty Pfizer) và tiêm mũi nhắc lại đều có mức kháng thể chống lại Omicron tăng lên.
Ngoài ra vào tháng 12 năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Đại học Giao thông Thượng Hải và một phòng thí nghiệm ở Thượng Hải chuyên về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, đã tiến hành một nghiên cứu so sánh hoạt tính vắc-xin liều tăng cường của Sinopharm với một chủng biến thể cũ SARS-CoV-2 Vũ Hán. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng thể trung hòa từ liều tăng cường BBIBP-CorV của Sinopharm đối với Omicron thấp hơn 20,1 lần so với hoạt tính của chủng biến thể cũ SARS-CoV-2 Vũ Hán.
Nghiên cứu đã phân tích các mẫu từ 292 nhân viên y tế được tiêm liều thứ ba hoặc liều tăng cường cách khoảng 8 – 9 tháng sau liều thứ hai.
Theo dữ liệu chính thức được công bố của Trung Quốc, tính đến ngày 20/6/2022, toàn Trung Quốc có 31 tỉnh và thành phố (trực thuộc trung ương), khu tự trị, cùng Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương báo cáo tổng cộng đã dùng 3,3957 tỷ liều vắc-xin (1,4 tỷ dân Trung Quốc).
Như vậy đến nay, tỷ lệ tiêm chủng của Trung Quốc có thể xếp vào hàng cao nhất thế giới. Theo Tân Hoa xã nhà nước Trung Quốc, tổng cộng số người trên toàn Trung Quốc được tiêm vắc xin COVID-19 tính đến ngày 5/5 là 91,22%, trong đó 88,74% được tiêm đầy đủ số liều vắc xin; tính riêng người trên 60 tuổi thì hai tỷ lệ đó lần lượt là 86,23% và 81,67% .
Về lý thuyết, Trung Quốc đã đạt được hoặc thậm chí vượt tỷ lệ tiêm vắc-xin cần thiết để có miễn dịch cộng đồng, thế nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn khăng khăng thực hiện chính sách ‘Zero-COVID’ khắc nghiệt.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới chỉ có 57 nước có tỷ lệ tiêm vắc-xin COVID-19 đạt 70%.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…