(Ảnh: Kwangmoozaa/ Shutterstock)
Ngứa không chỉ đơn thuần là sự khó chịu thoáng qua mà còn có thể trở thành nỗi phiền toái kéo dài, gây mất ngủ và khiến triệu chứng ngày càng trầm trọng sau mỗi lần gãi. Dù khởi phát do thực phẩm, yếu tố môi trường hay rối loạn bên trong cơ thể, nguyên nhân gây ngứa thường không chỉ đơn giản là ở làn da. Trung y mang đến những liệu pháp điều trị đã được kiểm chứng qua thời gian, không chỉ giúp làm dịu cơn ngứa tức thời mà còn hướng đến phục hồi lâu dài từ gốc rễ của vấn đề.
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe làn da. Một số loại thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng hoặc làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến ngứa.
Các loại thực phẩm như cá, tôm, cua và các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt gà có thể gây ngứa – đặc biệt là khi ăn quá nhiều. Ăn nhiều những thực phẩm giàu đạm hoặc khó tiêu này có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa, kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Phản ứng trên da có thể biểu hiện dưới dạng mẩn đỏ thành từng mảng, phù nề, sẩn hoặc bóng nước với kích thước khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các triệu chứng toàn thân như nôn, tiêu chảy, mệt mỏi hoặc cảm giác khó chịu toàn thân, thể hiện tình trạng tích tụ độc tố bên trong cơ thể.
Trong trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.
Một số người có thể gặp tình trạng ngứa ngay sau khi uống rượu, kèm theo xuất hiện các mảng đỏ lan rộng hoặc sẩn đỏ nhỏ. Khi cơ thể chuyển hóa và đào thải cồn – thường là qua mồ hôi hoặc nước tiểu – cảm giác ngứa và các tổn thương da thường thuyên giảm và có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Bên cạnh thực phẩm và đồ uống, các yếu tố bên ngoài, bao gồm độc tố từ môi trường và ký sinh trùng, cũng có thể gây ngứa dữ dội, thường là dấu hiệu của sự mất cân bằng sâu bên trong hoặc bệnh lý tiềm ẩn.
Cổ thư Trung y “Chư bệnh nguyên hậu luận” (Đại luận về nguyên nhân và triệu chứng của các loại bệnh tật) ghi rõ rằng, các loại thuốc có độc tính mạnh không nên đưa vào cơ thể qua đường miệng, mũi, tai hoặc mắt vì có thể dẫn đến tình trạng ngứa dai dẳng. Trong trường hợp nghiêm trọng, độc tố có thể xâm nhập vào nội tạng.
Ngứa do độc tố thường biểu hiện bằng các mảng đỏ, phù nề, lan rộng trên da kèm theo các nốt sẩn đỏ hoặc mề đay. Một ví dụ điển hình trong y học hiện đại là phản ứng dị ứng khi hít phải thuốc trừ sâu.
Ở giai đoạn đầu của các chứng mụn nhọt hoặc áp xe, người bệnh thường có cảm giác ngứa dữ dội, khu trú. Đây là dấu hiệu cho thấy “nhiệt độc” chưa kết tụ hoàn toàn hoặc chưa bộc phát rõ rệt.
Một phương thuốc truyền thống dùng trong giai đoạn sớm của các loại nhọt có mủ hoặc bọng nước là cháo nấu từ đậu xanh, đậu đỏ và hạt ý dĩ với tỷ lệ bằng nhau. Bài thuốc này được cho là giúp làm giảm triệu chứng trong vòng 2-3 ngày.
Ngứa do ký sinh trùng – thường gặp nhất là ghẻ – có xu hướng xuất hiện tại các nếp gấp và kẽ hở trên da như kẽ ngón tay, ngón chân, quanh hậu môn, vùng sinh dục, hạ vị và dưới ngực. Trong một số trường hợp, ngứa có thể lan ra toàn thân.
Ban ngày, ký sinh trùng thường ẩn sâu dưới da và không gây triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, vào ban đêm, chúng hoạt động mạnh, di chuyển dưới da để giao phối và hút dinh dưỡng khiến cảm giác ngứa trở nên dữ dội hơn.
Cảm giác thường giống như châm chích, gây khó chịu dữ dội. Việc gãi có thể làm trầy xước da, tiết dịch vàng nhạt, khiến bệnh dễ lây lan.
Theo Trung y, những người có thể chất “thấp nhiệt” dễ mắc các bệnh ký sinh trùng hơn. “Thấp” chỉ tình trạng ứ đọng dịch thể trong cơ thể còn “nhiệt” là tình trạng viêm hoặc kích ứng nội sinh. Sự mất cân bằng giữa “thấp” và “nhiệt” trong cơ thể tạo ra môi trường lý tưởng cho ký sinh trùng sinh sôi. Danh y Trần Thực Công thời nhà Minh từng lưu ý rằng “khi thấp và nhiệt kết hợp, sinh ra trùng độc lan khắp cơ thể”. Thể thấp nhiệt thường có các triệu chứng đặc trưng như da nhờn, phân dính và mùi cơ thể nặng.
Dù thuốc tây có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng, ngày càng có nhiều người tìm đến các liệu pháp tự nhiên dịu nhẹ mà vẫn hiệu quả. Trung y và một số loại tinh dầu thiên nhiên mang đến những lựa chọn đã được kiểm chứng qua thực tế lâm sàng, giúp làm dịu làn da bị kích ứng và giảm cảm giác ngứa. Dưới đây là một số liệu pháp thường được áp dụng trong thực hành lâm sàng.
Tôi đã gặp một bệnh nhân bị ngứa da lan rộng kèm nổi mề đay đỏ, sưng tấy sau khi ăn hải sản. Triệu chứng tương tự như nổi mề đay cấp tính, gây khó chịu đáng kể. Tôi đã khuyến nghị sử dụng lá tía tô để điều trị.
Lá tía tô là dược liệu phổ biến trong Trung y, dùng để giảm các phản ứng dị ứng do hải sản, đặc biệt là cá và động vật có vỏ. Tôi hướng dẫn bệnh nhân dùng khoảng 30 gram lá tía tô khô, đun sôi với 1 lít nước, sau đó hạ lửa nấu thêm không quá 10 phút. Nước sắc có thể dùng uống ấm, từ từ như trà thảo dược.
Sau khi thực hiện đúng cách, bệnh nhân giảm ngứa rõ rệt chỉ trong vòng 1 ngày mà không cần dùng đến thuốc tây. Hiệu quả nhanh chóng này càng củng cố vai trò truyền thống của lá tía tô trong việc điều trị phản ứng dị ứng liên quan đến hải sản.
Ngoài ra, lá tía tô còn có thể giúp làm dịu các tình trạng ngứa da do dị ứng nói chung. Đây là một bài thuốc đơn giản, tự nhiên và hiệu quả.
Trong thực hành lâm sàng, dầu dừa là một trong những liệu pháp tự nhiên được tôi khuyến nghị thường xuyên nhất.
Khi bị kích ứng da, trẻ thường có xu hướng gãi hoặc cho tay vào miệng. Các loại thuốc bôi không tự nhiên có thể gây hại nếu vô tình nuốt phải. Trong khi đó, dầu dừa hoàn toàn an toàn ngay cả khi nuốt phải, là lựa chọn dịu nhẹ và đáng tin cậy cho làn da nhạy cảm.
Nghiên cứu cho thấy axit lauric – thành phần chính trong dầu dừa – có hoạt tính kháng khuẩn. Đối với những người bị viêm da cơ địa, việc thoa dầu dừa lên da có thể giúp dưỡng ẩm cho da và giảm nguy cơ nhiễm trùng tụ cầu khuẩn vàng.
Một tổng quan hệ thống năm 2023 cho thấy, Trung y – dù được sử dụng độc lập hay kết hợp với phương pháp điều trị Tây y – có thể hiệu quả hơn so với chỉ dùng đơn thuần Tây y trong việc kiểm soát tình trạng ngứa mạn tính, bao gồm vẩy nến, chàm và mề đay.
Dưới đây là một bài thuốc thảo dược truyền thống được ứng dụng trong thực hành lâm sàng.
Liệu độc thang, lần đầu tiên được ghi chép trong cổ y văn “Dương y đại toàn” (Bách khoa toàn thư điều trị các bệnh ngoài da) được mô tả là bài thuốc “điều trị các chứng đau rát, ngứa ngáy, mẩn nhọt kéo dài”.
Liệu độc thang chủ yếu được sử dụng trong điều trị các bệnh về da dai dẳng, mạn tính, đặc biệt là những trường hợp ngứa kéo dài, viêm da hoặc da bị dày sừng do gãi lâu ngày.
Thành phần chính của Liệu độc thang bao gồm:
Sự kết hợp giữa các vị thuốc trên được cho là có tác dụng thanh nhiệt (giảm viêm), giải độc và giảm ngứa. Dù bài thuốc được đánh giá là hiệu quả nhưng người dùng vẫn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc Trung y có chuyên môn trước khi sử dụng thường xuyên.
Lưu ý: Do thể trạng của mỗi người là khác nhau nên các phương pháp điều trị tương ứng cũng khác nhau. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để lựa chọn các liệu pháp điều trị phù hợp.
Khánh Ngọc biên dịch
Khi chúng ta đang trong trạng thái mơ màng, não bộ khi đó thực sự…
Ông Lê Đức Giang cùng ba cán bộ khác bị khởi tố, bắt tạm giam…
Nghe tiếng hô hoán của hàng xóm, nhìn ra thấy chiếc ô tô con trôi…
Bitcoin đã thiết lập kỷ lục mới trong ngày 10/07 khi đợt tăng mạnh các…
Ngày 9/7, cả Brazil đảo lộn bởi bức thư thông báo mức thuế "có đi…
Tổng thống Trump đã thay đổi giọng điệu khi đề cập đến lãnh đạo Nga…