Ấn Độ kêu gọi giải pháp toàn diện và lâu dài cho chiến tranh Nga-Ukraine

Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval, trong hội nghị hòa bình Ukraine tổ chức tại Ả Rập Saudi cuối tuần qua, đã nhấn mạnh rằng New Delhi coi đối thoại và ngoại giao là con đường khả dĩ duy nhất để kết thúc cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và giải pháp kết thúc cuộc xung đột này cần phải toàn diện và lâu dài.

Ông Ajit Doval đã tái khẳng định cam kết của Ấn Độ về việc theo đuổi một giải pháp toàn diện và lâu dài cho cuộc chiến tranh đẫm máu tại châu Âu đã kéo dài 18 tháng.

Ảnh hưởng của cuộc xung đột Ukraine lên toàn cầu là đáng kể, đặc biệt là đối với các quốc gia ở Nam Bán cầu. Trước tình hình đó, Ấn Độ đang cung cấp cả viện trợ nhân đạo tới Ukraine và viện trợ kinh tế cho các quốc gia láng giềng của mình ở Nam Bán cầu”, ông Ajit Doval nói, RT dẫn theo truyền thông Ấn Độ.

Cuộc họp tại Jeddah trình bày một thách thức kép – giải quyết tình hình chiến sự đang diễn ra và giảm thiểu những hậu quả của cuộc xung đột này. Để xử lý những thách thức này một cách hiệu quả, những nỗ lực phối hợp phải được nhắm thẳng tới cả hai khía cạnh đó cùng lúc và đòi hỏi nền tảng chắc chắn”, ông Ajit Doval nói thêm.

Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ cũng đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan tới cuộc chiến tranh Nga-Ukraine để đảm bảo đạt được giải pháp công bằng và lâu dài. “Ấn Độ đã tham gia vào cuộc họp tại Jeddah với tinh thần này”, ông Ajit Doval bày tỏ.

Ông Ajit Doval lưu ý rằng New Delhi đã đang kiên trì tương tác với cả Nga và Ukraine ở các cấp độ ngoại giao cao nhất kể từ khi cuộc chiến tranh này bùng nổ vào cuối tháng 2/2022.

Mặc dù nhiều đề xuất hòa bình đã được đưa ra, nhưng không có phương án nào thu hút được sự chấp nhận hoàn toàn của cả hai bên tham chiến. Do đó, một câu hỏi tối quan trọng cần bắt buộc phải giải quyết trong cuộc họp [tại Jeddah] lần này là liệu có thể đạt được một giải pháp mà thỏa mãn được tất cả các bên liên quan hay không”, ông Ajit Doval nói.

Ông Ajit Doval cho biết thêm rằng Ấn Độ ủng hộ trật tự toàn cầu dựa trên các quy tắc đã được ghi rõ trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) Arindam Bagchi nói với báo giới tuần trước rằng việc Ấn Độ tham dự hội nghị tại Jeddah cùng khoảng 40 quốc gia khác “là phù hợp với lập trường lâu dài của chúng tôi rằng đối thoại và ngoại giao là bước đi đúng”.

New Delhi đã tham dự một cuộc họp tương tự tại Copenhagen hồi tháng Sáu. Đại diện cho họ trong cuộc họp này là Ngoại trưởng Sanjay Verma. Cả hai cuộc họp tại Copenhagen và Jeddah đều chỉ mời Ukraine, không mời Nga.

Không giống như cuộc họp tại Copenhagen, Ukraine trong lần gặp mặt ở Jeddah đã không còn khăng khăng thúc đẩy công thức hòa bình của họ, trong đó kêu gọi Nga phải rút hoàn toàn khỏi lãnh thổ Ukraine, quay lại các đường biên giới được phân địch năm 1991. Nga nhiều lần khẳng định cách tiếp cận đó của Ukraine là không thể đạt được mục tiêu ngồi vào bàn đàm phán.

Tuy nhiên, theo Reuters, Ukraine và các quốc gia đồng minh đã gọi các cuộc hội đàm tại Jeddah là nỗ lực đảm bảo sự ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với những nguyên tắc mà Kyiv muốn là cơ sở cho hòa bình, trong đó bao gồm việc quân đội Nga rút hết khỏi tất cả các lãnh thổ Ukraine mà họ đang kiểm soát.

Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky nói rằng ông muốn một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sẽ diễn ra vào cuối năm nay dựa trên những nguyên tắc nêu trên.

Bộ Truyền thông Ả Rập Saudi phát đi tuyên bố cho hay các phái đoàn tham gia hội nghị ở Jeddah đã đồng ý về tầm quan trọng của việc tiếp tục tham vấn nhằm mở đường cho hòa bình. Các quan chức châu Âu nói các bên tham gia đã lên kế hoạch thành lập các nhóm làm việc để xử lý những vấn đề do cuộc chiến tại Ukraine gây ra.

Phát biểu về các cuộc hội đàm ở Jeddah, Chánh văn phòng tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak nói: “Chúng ta đã có các cuộc tham vấn rất hữu ích về những nguyên tắc quan trọng mà một giải pháp hòa bình công bằng và lâu dài nên căn cứ vào”.

Ông Yermak nói thêm rằng nhiều quan điểm khác nhau đã được đưa ra trong các cuộc hội đàm tại Ả Rập Saudi và ông gọi đó là “đối thoại cực kỳ chân thành và cởi mở”.

Ông Yermak cũng nói tất cả các quốc gia tham gia hội nghị đã bày tỏ cam kết với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền và tính chất bất cả xâm phạm của toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Nga dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Sergei Ryabkov nói rằng cuộc họp tại Ả Rập Saudi là “phản ánh nỗ lực của phương Tây nhằm tiếp tục những cố gắng vô ích, đã thất bại” nhằm lôi kéo Nam Bán cầu ủng hộ lập trường của ông Zelensky.

Ấn Độ cùng với Brazil, Trung Quốc và Nam Phi là bốn quốc gia thành viên khối BRICS 5 thành viên tham gia vào hội nghị hòa bình Ukraine ở Ả Rập Saudi lần này. Nga, cũng là thành viên của BRICS, đã nói rằng họ sẽ thảo luận về kết quả của cuộc họp đó với các đối tác trong khối của năm nền kinh tế mới nổi.

Hải Đăng

Hải Đăng

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hải Đăng

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

11 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

49 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago