Thế Giới

Argentina chính thức tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Hôm thứ Hai (ngày 26/5), Argentina chính thức tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và khẳng định sẽ tăng cường hợp tác y tế với Hoa Kỳ. Hiện tại, Bộ trưởng Y tế Mỹ Robert F. Kennedy Jr. đang có chuyến thăm đến Argentina.

Tổng thống Argentina Javier Milei. (Nguồn: Gage Skidmore/ Flickr)

Tổng thống Argentina Javier Milei đã đưa ra tuyên bố giải thích lý do rút khỏi WHO. Tuyên bố viết: “Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các chỉ đạo không hiệu quả trong thời kỳ đại dịch COVID-19, bởi các chỉ đạo này không dựa trên cơ sở khoa học mà bị ảnh hưởng bởi lợi ích chính trị và điều hành bởi một bộ máy quan liêu từ chối tự phản tỉnh về sai lầm của mình.”

Trước đó, Argentina từng chỉ trích chính sách phong tỏa trong đại dịch mà WHO đề xuất là “thảm họa”.

Chính phủ của ông Milei đã lần đầu tuyên bố kế hoạch rút khỏi WHO vào tháng Hai năm nay, và bày tỏ mong muốn theo bước Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã đưa ra quyết định tương tự vào tháng Một.

Cùng thời điểm Argentina chính thức rút khỏi WHO hôm thứ Hai, Bộ trưởng Y tế Mỹ Robert Kennedy đang có mặt tại nước này và đã hội đàm với Bộ trưởng Y tế Argentina Mario Lugones. Hai bên đạt được một chương trình nghị sự làm việc chung, nhằm nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của hệ thống y tế, với các trọng điểm bao gồm phòng bệnh, an toàn thực phẩm và hiệu quả chi tiêu y tế.

Tuần trước, tại Hội nghị thường niên của WHO, ông Kennedy đã phát đoạn video phát biểu ghi hình trước, trong đó ông kêu gọi các chính phủ rút khỏi WHO và thành lập một tổ chức mới.

Trong bài phát biểu, ông chỉ trích WHO đã “nhượng bộ Bắc Kinh” trong đại dịch COVID-19 và không làm hết chức trách. 

“WHO đang sa lầy trong bộ máy quan liêu, mô hình cứng nhắc, xung đột lợi ích và trò chơi quyền lực quốc tế,” ông Kennedy nói. “Tôi kêu gọi các bộ trưởng y tế của các quốc gia coi việc Mỹ rút khỏi WHO là một hồi chuông cảnh tỉnh. Chúng tôi đã liên hệ với các quốc gia có cùng chí hướng và khuyến khích các nước khác tham gia cùng chúng tôi.”

Được biết, chuyến thăm Argentina lần này của ông Kennedy Jr. là một phần trong chuyến công du khu vực nhằm củng cố liên minh và điều phối chính sách y tế quốc tế.

Về mặt tài chính, việc Argentina rút khỏi WHO không gây ảnh hưởng lớn. Trong giai đoạn 2024–2025, Argentina chỉ đóng góp khoảng 8 triệu USD cho WHO. Trong khi đó, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, với tổng đóng góp gần 1 tỷ USD trong hai năm qua, trong đó khoảng 260 triệu USD là phí thành viên, phần còn lại là các khoản tài trợ, chiếm khoảng 18% ngân sách của WHO.

Chính phủ Milei cũng tuyên bố sẽ tiến hành “kiểm tra cơ cấu” hệ thống y tế Argentina, với mục tiêu “tái tổ chức, hiện đại hóa và minh bạch hóa”, loại bỏ các cấu trúc và quy trình “chồng chéo, lạc hậu và thiếu giám sát” trong nhiều năm qua.

Ngoài ra, Chính phủ Milei đã ra lệnh xem xét lại tất cả các cơ quan nhà nước hiện tại, nhằm “loại bỏ sự kém hiệu quả và bộ máy quan liêu”.

Lâm Yến

Published by
Lâm Yến

Recent Posts

Bản ghi âm: Máy bay Air China suýt va chạm máy bay SF Airlines ở Nga

Một chiếc máy bay chở khách của hãng Air China đã bất ngờ tăng độ…

2 giờ ago

BBC: Giáo viên kêu gọi phụ huynh không cấp điện thoại thông minh cho trẻ

Phụ huynh của hàng ngàn học sinh đã được yêu cầu không cấp điện thoại…

3 giờ ago

Nhật Bản công bố ‘Sách Trắng Quốc phòng’: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất

Lần đầu tiên, Sách Trắng này nêu rõ sự bành trướng và khiêu khích quân…

5 giờ ago

Honda ra mắt dịch vụ cho thuê xe điện với mức giá 1.472.727 VND/tháng

Giới quan sát phân tích, đây là động thái của hãng xe Nhật thăm dò…

5 giờ ago

“Đi bộ” tốt hơn bạn tưởng rất nhiều

Đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày thực ra tương đương một buổi tập gym…

5 giờ ago

Nước thải chảy xối xả ra biển Nhơn Lý (Gia Lai): Do nước thải sinh hoạt và nước mưa ùn ứ

Du khách đang tắm biển và nghỉ ngơi trên bãi cát, hốt hoảng sơ tán…

5 giờ ago