Argentina và Iran đã nộp đơn xin gia nhập để trở thành thành viên của nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, theo các quan chức.
Năm 2009, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc thành lập BRICS. Đến năm 2010, Nam Phi gia nhập nhóm. Tên của khối cũng chính là từ viết tắt của các quốc gia đó, vốn chiếm tới 42% dân số thế giới và 24% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.
Theo hãng tin Tasnim, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cho biết hôm 28/6, tư cách thành viên của Iran trong nhóm BRICS “sẽ mang lại giá trị gia tăng cho cả hai bên”. Ông Khatibzadeh lưu ý, mặc dù BRICS không phải là một khối hiệp ước, nhưng nó có một “cơ chế rất sáng tạo với các khía cạnh rộng lớn”.
Ông nói thêm, Tehran đã có “một loạt cuộc tham vấn” với BRICS về việc đệ đơn gia nhập khối này.
Hãng thông tấn IRNA nhận định, “vị trí địa lý độc đáo và năng lực của Iran trong các lĩnh vực năng lượng, vận chuyển và thương mại” đã khiến các thành viên BRICS “đặc biệt chú ý đến Iran như một tuyến đường vàng để kết nối phương Đông với phương Tây”.
Theo trang web chính thức của chính phủ Nam Phi, các nước BRICS đã tăng tỷ trọng của họ trong GDP toàn cầu lên gấp ba lần trong 15 năm qua và nhóm này cũng đặt mục tiêu “thúc đẩy hòa bình, an ninh, phát triển và hợp tác”.
“BRICS cũng nhằm mục đích đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nhân loại và thiết lập một thế giới bình đẳng và công bằng hơn,” theo các quan chức.
Trong một tuyên bố riêng hôm 28/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova thông báo Argentina cũng đã nộp đơn xin gia nhập nhóm.
“Trong lúc Nhà Trắng đang suy nghĩ về việc sẽ ngắt kết nối, cấm đoán hay phá hủy thứ gì trên thế giới, Argentina và Iran đã nộp đơn xin gia nhập BRICS,” bà Zakharova viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.
Tổng thống Argentina, Alberto Fernandez, hiện đang ở châu Âu, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 vào ngày 24/6 rằng, đất nước của ông hy vọng có thể trở thành thành viên của khối này.
Ông Fernandez cho hay: “Chúng tôi rất hào hứng với triển vọng phối hợp các chính sách nhằm nâng cao chương trình nghị sự của các quốc gia ở phía Nam toàn cầu.”
“Chúng tôi là nhà cung cấp thực phẩm an toàn và có trách nhiệm, được công nhận trong lĩnh vực công nghệ sinh học và công nghệ hậu cần ứng dụng. Điều này có nghĩa là chúng tôi không chỉ có khả năng sản xuất và xuất khẩu thực phẩm. Chúng tôi còn biết cách cung cấp dịch vụ và đào tạo chuyên gia để các quốc gia khác có thể tăng hiệu quả sản xuất của họ và do đó cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân của họ,” ông Fernandez nói thêm. “Chúng tôi mong muốn trở thành thành viên của nhóm các quốc gia này.”
Trong phiên họp BRICS, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ, nhóm 5 thành viên này đang làm việc để thiết lập một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới dựa trên các loại tiền tệ của những quốc gia thành viên.
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…