Thế Giới

Bang Utah thông qua dự luật chống hành vi thu hoạch nội tạng tà ác của ĐCSTQ

Ngày 1/3, Hạ viện Hoa Kỳ tại bang Utah đã nhất trí thông qua dự luật S.B. 262, chống lại hành vi thu hoạch nội tạng đẫm máu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đây là tiểu bang thứ 2 của Hoa Kỳ thực hiện hành động này.

Ngày 24/9/2019, Hàn Ngọc tham gia một cuộc mít tinh tại quảng trường Liên Hiệp Quốc, New York, cha cô bị giết ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh: Eva Fu/ Epoch Times)

Ngày 1/3, Hạ viện Utah đã thông qua dự luật S.B. 262 với số phiếu ủng hộ là 70 và 0 phiếu chống. Dự luật cấm các công ty bảo hiểm y tế chi trả cho chuyến du lịch đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng hoặc chăm sóc sau ghép tạng. Dự luật đã được chủ tịch Thượng viện bang ký vào cùng ngày và trình ký lên thống đốc.

Người bảo trợ dự luật là Dân biểu Candice Pierucci. Thứ Sáu ngày 1/3, cô đã phát biểu trước cuộc bỏ phiếu rằng mổ cướp nội tạng là một cơn ác mộng thực sự đối với mọi người, chúng ta nên nhận thức được điều này và không nên tham gia vào chuỗi cung ứng của họ.

Cô nói, Utah, với tư cách là một tiểu bang, đang cố gắng chủ động và trở thành bang đi đầu trong lĩnh vực này. Bởi vì việc đồng lõa với tội ác của chính quyền Trung Quốc là điều không thể dung thứ tại Hoa Kỳ. Cô lưu ý rằng Israel rất nhạy cảm với các vụ đại thảm sát và đã nhanh chóng thông qua luật chống lại hành vi tàn ác này.

Cô lưu ý rằng “hành vi khủng khiếp này” đang xảy ra bên ngoài Hoa Kỳ. Điều đó có nghĩa là Utah không thể cấm nó hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể lần theo dòng tiền của nhà nước.

Một đại diện khác của bang, ông Norman Thurston, đã hỏi cô Pierucci về việc thực hiện dự luật và nói ông hy vọng có thể tiến xa hơn.

Ông nói có thể giải quyết vấn đề này thông qua các cơ chế tài chính, và đảm bảo rằng không sử dụng tiền của người nộp thuế, tiền của người sử dụng lao động, hoặc bất kỳ khoản tiền bảo hiểm nào để hỗ trợ việc này (cấy ghép nội tạng), thì điều đó sẽ càng tốt cho tất cả mọi người.

Năm 2019, một tòa án nhân dân độc lập ở London tuyên bố, ĐCSTQ đã giết hại các tù nhân lương tâm trên quy mô lớn, như cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Việc thông qua dự luật S.B. 262 khiến Utah trở thành bang thứ hai sau Texas thực hiện các biện pháp như vậy. Tháng 6/2023, Texas đã đưa dự luật chống thu hoạch nội tạng sống vào luật tiểu bang.

Bang Arizona cũng đang xúc tiến một dự luật tương tự. Ngày 29/2, dự luật đã được Hạ viện bang thông qua và đang chờ Thượng viện bang bỏ phiếu. Hai tiểu bang Idaho và Missouri cũng đưa ra các dự luật tương tự vào tháng Hai.

Ngày 21/2, tại phiên điều trần của Ủy ban Thượng viện Utah, cô Tôn Trường Trân, một cư dân của bang, đã làm chứng rằng khi cô bị giam trong một trại lao động Trung Quốc vì tập Pháp Luân Công, khoảng 20 học viên Pháp Luân Công khác bị giam cùng với cô đều bị cưỡng bức xét nghiệm máu.

Cô nói rằng các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đều là phụ nữ. Tháng 7/2001, họ bị đưa lên một chiếc xe tải không nhãn hiệu, và buộc phải trải qua các cuộc kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu và làm các xét nghiệm y tế khác, trong khi những tù nhân khác không phải trải qua điều này.

Tại phiên điều trần, cô đọc một tuyên bố rằng: “Ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Đại Pháp phải đối mặt với việc bị cầm tù, tra tấn và thậm chí mất mạng. Những tổn hại về thể chất và tinh thần mà tôi phải chịu khi bị giam giữ bất hợp pháp không thể diễn tả bằng lời.”

Hàn Ngọc, một học viên Pháp Luân Công đến từ New York, cũng phát biểu tại phiên điều trần rằng cha cô là nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.

Cô nói, năm 2004, cha cô là ông Hàn Tuấn Khanh bị bắt vì tập Pháp Luân Công. Hai tháng sau, ông chết trong trại giam của ĐCSTQ. Khi đó, cảnh sát báo cáo cái chết của ông là do một cơn đau tim. Cô nghĩ “đó hẳn là một sai lầm vì trước khi bị bắt sức khỏe ông ấy rất tốt.”

Khi Hàn Ngọc nhìn thấy thi thể của cha mình, cô nói: “Điều khiến tôi sốc nhất là có một đường khâu dày và đen từ cổ họng đến bụng ông. Chúng tôi có thể cảm nhận được một tảng băng cứng dưới da ông”.

Cảnh sát khẳng định vết mổ là kết quả của khám nghiệm tử thi, nhưng Hàn Ngọc cho biết, gia đình cô “không bao giờ cho phép khám nghiệm tử thi”.

Ba năm sau, khi Hàn Ngọc biết về việc thu hoạch nội tạng từ người sống, cô bắt đầu nghi ngờ rằng cha mình đã bị giết để lấy nội tạng. “Đó là lý do tại sao thời gian chờ đợi để cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc lại rất ngắn”, cô nói.

Pháp Luân Công là môn tu luyện của Phật gia bao gồm 5 bài tập thiền định nhẹ nhàng, chậm rãi, an hòa, dựa trên các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng tại Trung Quốc vào năm 1992.

Môn tu luyện này nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi nhờ những lợi ích đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người tập. Đến năm 1999, theo ước tính chính thức của chính phủ Trung Quốc, Pháp Luân Công đã thu hút khoảng 70-100 triệu người tập luyện.

Lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đã coi sự phổ biến của Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với sự cai trị của đảng. Tháng 7/1999, ông ta đã phát động một chiến dịch tàn bạo nhằm xóa sổ môn tu luyện này.

Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, vài triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tùy tiện, ước tính từ 1,5 đến 2,5 triệu người bị giam trong các trại lao động vào năm 2010.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

10 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

15 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

15 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

25 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

27 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

35 phút ago