Vì hai bên không thể nhượng bộ nhau, hệ quả là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tiếp tục leo thang, theo kế hoạch Mỹ sẽ áp đặt 25% thuế đối với sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ đô la Mỹ. Giới truyền thông Mỹ trích dẫn những nhận định của chuyên gia từ Mỹ và Đài Loan cho biết, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là trận chiến về hệ giá trị và sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa, kết quả cuối cùng Mỹ sẽ chiến thắng.
Theo VOA Mỹ đưa tin ngày 28/7, tổ chức chuyên gia tư vấn NextGen Đài Loan (Taiwan NextGen Foundation) đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Vai trò mới của Đài Loan trong cuộc xung đột thương mại Trung-Mỹ”, hoạt động diễn ra tại Đài Bắc và có sự tham dự của cựu Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Stephen J. Yates cùng các chuyên gia và học giả Đài Loan.
Stephen J. Yates cho rằng xung đột thương mại giữa Mỹ – Trung sẽ tiếp tục trong một thời gian, nhưng Mỹ sẽ là bên chiến thắng cuối cùng. Qua phân tích cơ cấu kinh tế của Mỹ và Trung Quốc, ông chỉ ra kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc tương đối lớn hơn về xuất khẩu, trong đó nước xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ, trong khi nền kinh tế Mỹ không tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, vì vậy lá bài trong tay Tổng thống Trump là tốt hơn nhiều so với Trung Quốc.
Stephen J.Yates nói: “Tác động ở Trung Quốc đại lục có lẽ ảnh hưởng đến 20% – 30% doanh nghiệp, nhưng ở Mỹ chỉ ảnh hưởng khoảng 1% doanh nghiệp, vì vậy những tác động ban đầu đối với Mỹ là không lớn, nhưng ngược lại ở Trung Quốc là tương đối lớn.”
Đối với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tiếp tục leo thang, ông Dương Hiến Hồng (Yang Sen-hong) Chủ tịch Liên đoàn bảo vệ Nhân quyền tại Trung Quốc của Đài Loan cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung không chỉ là một cuộc chiến thương mại mà còn là cuộc chiến về những giá trị phổ quát. Trung Quốc phải nhượng bộ vì họ đang đương đầu với các giá trị phổ quát của thế giới: tự do, dân chủ và nhân quyền.
Ông Dương Hiến Hồng cũng đề cập rằng một số thành viên của Quốc hội Mỹ đã đề xuất các dự luật nhằm chống lại sự xâm nhập của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bloomberg Mỹ gần đây đã trích dẫn hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, theo đó chỉ ra Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và đại diện Trung Quốc là Phó Thủ tướng Lưu Hạc đang trao đổi riêng để tìm cách khởi động lại các cuộc đàm phán. Các nguồn thông tin cho biết, hai bên vẫn chưa thống nhất được lịch trình chi tiết, vấn đề và hình thức đàm phán, nhưng tất cả đều đồng ý rằng Mỹ và Trung Quốc cần phải có thêm nhiều hơn các cuộc đàm phán.
Vào ngày 28/7, Fox News Mỹ đã công bố bài viết của ông Andy Puzder là Giám đốc điều hành của chuỗi nhà hàng CKE tại Mỹ, có học vị Tiến sĩ Luật của Đại học Washington. Ông Andy Puzder chỉ ra, như Tổng thống Trump thường nói, Trung Quốc Đại lục trong nhiều năm qua (dưới kiểm soát của Cộng sản Trung Quốc) đã phá hoại hệ thống thương mại toàn cầu, trong đó Mỹ là nước bị tổn thương nhiều hơn bất kỳ nước nào khác vì thực tiễn thương mại không công bằng này.
Lý do chính gây thâm hụt thương mại khổng lồ Mỹ – Trung: Trung Quốc Đại lục đã gây ra những rào cản phân biệt đối xử trong thương mại, bao gồm trợ cấp khổng lồ cho các tập đoàn nhà nước, quản chế các công ty nước ngoài và không tuân thủ quy chuẩn về an toàn sức khỏe lao động, dùng khả năng cạnh tranh làm suy yếu các sản phẩm của Mỹ và gây cản trở danh nghiệp Mỹ xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra nhà cầm quyền Trung Quốc còn buộc các công ty nước ngoài mà đặc biệt là các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cốt lõi, như vậy là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không khác gì đánh cắp bí mật thương mại.
Nói chính xác hơn, chính vì những thủ đoạn có hệ thống này của Trung Quốc mà các công ty Mỹ không thể cạnh tranh công bằng với các công ty Trung Quốc. Việc Trung Quốc phá hủy các quy tắc thương mại thế giới không phải là vấn đề lỗ hổng trong hệ thống kinh tế Trung Quốc, mà là vấn đề bản chất của Cộng sản Trung Quốc.
Trong tháng Ba năm nay, cơ quan tư vấn Quốc hội Mỹ là “Ban Thẩm định Kinh tế và An toàn Mỹ – Trung” (US China Economic and Security Review Commission) đã công bố một danh sách 10 thủ đoạn mà chính phủ Trung Quốc vi phạm các quy tắc thương mại, được gọi là “Bộ Công cụ Chủ nghĩa kỹ thuật công nghệ Trung Quốc”.
Andy Puzder cho rằng Tổng thống Mỹ Trump không phải người khởi xướng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, trái lại chính ông mới là người cố gắng chấm dứt và giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại do Trung Quốc phát động chống lại Mỹ. Chính vì những nỗ lực của Tổng thống Trump mà người Mỹ bắt đầu nhận ra rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là một cuộc chiến mà người Mỹ hoàn toàn có thể chiến thắng được.
Huệ Anh
Xem thêm:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…