Các nước trên thế giới ứng phó thế nào với sự trỗi dậy của Trung Quốc

Nhiều nước trên thế giới đang ứng phó với Trung Quốc như là sự sự trỗi dậy của nước lớn chủ yếu trên thế giới. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, cũng là một trong những nước có lãnh thổ lớn nhất thế giới. Diện tích và dân số lớn của Trung Quốc khiến quốc gia này trở thành một nước có sức nặng rất lớn, đồng thời cũng trở thành đối thủ chiến lược một cách rõ ràng của Mỹ. 

Ảnh minh họa từ internet

Nhiều năm nay, cùng với việc Mỹ và các nước châu Âu trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, thì sức ảnh hưởng và kinh tế của Trung Quốc cũng đang nhanh chóng mở rộng.

Điều này khiến một số nước, đặc biệt là Mỹ cảm thấy lo lắng, Mỹ mong muốn giữ được địa vị chủ đạo của mình trên thế giới.

Dưới đây là một số lĩnh vực mà các nước đang cố gắng đối phó với sức ảnh hưởng của Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại

Năm nay, Tổng thống Mỹ Trump đã triển khai một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, tiến hành thu thuế quan đối với khoảng một nửa hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.

Chính phủ Mỹ cho biết, thuế quan là việc đáp trả lại hành vi thương mại không công bằng và liên quan đến việc đánh cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc.

Chính phủ Tổng thống Trump đã rút khỏi nhiều hiệp định thương mại, đồng thời đàm phán lại nhiều hiệp định thương mại đa phương, thách thức hệ thống tự do thương mại toàn cầu.

Từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra, tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn của thế giới không chỉ liên tục leo thang mà còn mở rộng hơn.

Trong lần phát biểu gần đây nhất, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói, Trung Quốc đã lựa chọn “xâm lược kinh tế” khi tiếp xúc với thế giới, đồng thời cũng mở rộng sức ảnh hưởng của mình bằng “ngoại giao nợ”. Ông nói, không nghi ngờ gì, Trung Quốc đang can thiệp vào nền dân chủ của Mỹ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ là vấn đề thương mại.

Ông C. Fred Bergsten – người sáng lập Viện Kinh tế quốc tế Peterson tại Washington cho biết: “Trung Quốc cho rằng Mỹ muốn áp chế Trung Quốc, đương nhiên rất nhiều người đều sẽ nghĩ như vậy. Rất nhiều người Mỹ cũng cho rằng trung Quốc muốn tiếp quản thế giới.”

Ông C. Fred Bergsten từng là trợ lý chính sách kinh tế của Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ông nói, “Tất cả người Mỹ hiện nay đều là những người trưởng thành trong giai đoạn nước Mỹ đóng vai trò chủ đạo trên thế giới…khi có người giống như người Trung Quốc phát động khiêu chiến, họ sẽ cho rằng đây là một mối đe dọa và nguy hiểm rất lớn … xung đột giữa Mỹ – Trung đang thúc đẩy chiến tranh lạnh phát triển.”

An ninh quốc gia

Nghị viện Úc năm nay đã thông qua luật mới, nhằm ngăn chặn nước ngoài can thiệp vào Úc, dư luận đều phổ biến cho rằng đây là cách làm nhắm vào Trung Quốc.

Trung Quốc ngày càng tăng cường sức ảnh hưởng cũng khiến cho New Zealand cảm thấy lo lắng, năm ngoái, một nghị viên Quốc hội New Zealand (sinh ra tại Trung Quốc) đã phủ nhận cáo buộc ông là gián điệp của Trung Quốc.

Vấn đề an ninh quốc gia cũng dẫn đến sự hạn chế đối với doanh nghiệp Trung Quốc (Huawei và ZTE) hoạt động ở nước ngoài cũng như đầu tư của chính phủ Trung Quốc ở nước ngoài.

Chính phủ Úc đã cấm Huawei và ZTE cung cấp công nghệ mạng không dây 5G cho quốc gia này, trong khi đó Hội đồng An ninh Anh Quốc cũng tỏ ra lo lắng đối với việc sử dụng các thiết bị và linh kiện viễn thông của Huawei.

Steve Tsang – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc (SOAS) tại Luân Đôn cho biết, “do mối quan hệ giữa Huawei với chính phủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc thiếu minh bạch, tôi cho rằng đây là một lý do thực sự đáng để chúng ta quan tâm.”

Ngoại giao nợ

Những nước nhận được lợi ích từ sự phát triển của Trung Quốc dường như ngày càng cẩn thận hơn.

Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Bắc Kinh được đưa ra vào năm 2013, mục đích là mở rộng liên hệ thương mại các nước tại  châu Á, châu Phi, châu Âu với nhau.

Tuy nhiên, dự án hơn hàng nghìn tỷ Đô la Mỹ này khiến cho một số nước lo lắng về vấn đề nợ, và sáng kiến “Vành đai, Con đường” này đang đối mặt với ngày càng nhiều trở ngại.

Sri Lanka, Malaysia và Pakistan đang lo lắng về kế hoạch này. Những nước này lo lắng nợ tích lũy sẽ làm tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nước mình.

Michael Hirson – Giám đốc khu vực châu Á của Eurasia Group cho biết: “Tôi cho rằng, đây là công cụ để Trung Quốc mở rộng ra thế giới, thông qua kinh tế ngoại giao để tăng cường sức mạnh mềm của mình … khi chú ý đến cơ quan năng lượng và cảng giao dịch hàng hóa, còn có một tầng chiến lược lớn mạnh, những công trình này có lợi cho việc Trung Quốc giành được tài nguyên chiến lược ở nước ngoài.”

Sri Lanka đã buộc phải trao quyền kiểm soát cảng hàng hóa cho Trung Quốc để trả khoản nợ vay từ trung Quốc.

Phó Tổng thống Mỹ nói: “Trung Quốc cung cấp các khoản vay xây dựng cơ sở hạ tầng cho chính phủ các nước châu Á, châu Phi châu Âu và cả châu Mỹ, … nhưng những điều khoản của các khoản vay này lại không hề rõ ràng, và luôn có lợi cho Bắc Kinh. Hãy hỏi Sri Lanka là biết rõ về vấn đề này.”

Thanh Vân

Xem thêm:

Thanh Vân

Published by
Thanh Vân

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

36 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

1 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

3 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

4 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

5 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago