“Sau khi chúng tôi rút quân khỏi Kyiv, như chúng tôi đã hứa,” Tổng thống Nga Putin nói với nhóm lãnh đạo Nam Phi hôm Thứ Bảy (17/6), “chính quyền Kyiv… đã ném [các cam kết của họ] vào thùng rác lịch sử.” RT đưa tin rằng ông Putin giơ trên tay bản hiệp ước với chữ ký các bên mà trong đó phía Kyiv cam kết đưa khoản “vĩnh viễn trung lập” vào Hiến pháp. Nhưng Boris Johnson bất ngờ xuất hiện ở Kyiv đã khiến chính quyền Zelensky thay đổi thái độ 180 độ và kiên trì chiến tranh.
Theo RT, đây là lần đầu tiên dự thảo hiệp ước này được trình ra. Sự việc diễn ra khi nhóm các nhà lãnh đạo Châu Phi tới St. Petersburg sau khi tới Kyiv để bàn về phương án hòa đàm cho chiến tranh Ukraine, cuộc chiến được xem là khốc liệt nhất ở Châu Âu sau Đại Thế chiến II.
Hiệp ước tháng 3/2022 mang tên “Hiệp ước về Trung lập vĩnh viễn và đảm bảo an ninh cho Ukraine” (Treaty on the Permanent Neutrality and Security Guarantees for Ukraine). Trong đó Ukraine sẽ đưa điều khoản “vĩnh viễn trung lập” (permanent neutrality) vào Hiến pháp. Và Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, và Pháp được liệt kê là những người bảo lãnh.
Đàm phán hiệp ước này là sáng kiến của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đóng vai trung gian hòa giải.
Phần phụ lục của hiệp ước, cũng do ông Putin trình ra, phác thảo các đề xuất của cả Nga và Ukraine về quy mô quân đội thường trực của Ukraine trong thời bình, cũng như trang thiết bị của lực lượng này. Moskva đề xuất giới hạn số lượng nhân viên quân sự ở mức 85.000 và số lượng thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia ở mức 15.000. Trong khi đó, Kyiv đề xuất rằng Lực lượng Vũ trang của họ có tới 250.000 quân.
Moskva gợi ý rằng Ukraine nên được phép sở hữu 342 xe tăng, 1.029 xe bọc thép, 96 bệ phóng tên lửa đa năng, 50 máy bay chiến đấu và 52 máy bay ‘phụ trợ’. Trong khi đó, Kyiv ủng hộ việc có 800 xe tăng, 2.400 xe bọc thép, 600 bệ phóng tên lửa đa năng, 74 máy bay chiến đấu và 86 máy bay ‘phụ trợ’.
Các cuộc đàm phán đã đổ vỡ vào mùa xuân năm 2022, ngay sau khi các quan chức Ukraine cáo buộc quân đội Nga giết hại dân thường ở một số thành phố nhỏ xung quanh Kyiv. Cáo buộc được đưa ra ngay sau khi binh lính Nga rút khỏi các khu vực bên ngoài thủ đô Kyiv, điều mà Điện Kremlin vào thời điểm đó mô tả là “một cử chỉ thiện chí” trong quá trình đàm phán vào giai đoạn cuối. Từ đó đến nay, Moskva đã nhiều lần phủ nhận việc thực hiện các hành động tàn bạo ở Ukraine như Kyiv miêu tả.
Phát biểu hôm thứ Bảy, ông Putin nói rằng Ukraine phải chịu trách nhiệm về việc phá hoại các cuộc đàm phán. “Sau khi chúng tôi rút quân khỏi Kyiv, như chúng tôi đã hứa, chính quyền Kyiv… đã ném [các cam kết của họ] vào thùng rác lịch sử,” ông nói. “Họ đã vứt bỏ mọi thứ.”
“Có gì đảm bảo rằng họ sẽ không lại một lần nữa vứt bỏ các thỏa thuận trong tương lai?”, ông Putin nói. “Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp như vậy, chúng tôi chưa bao giờ từ chối tiến hành đàm phán.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó 1 ngày, hôm 16/6, đã trả lời nhóm lãnh đạo Châu Phi rằng phía Ukraine chỉ đồng ý hòa bình khi quân Nga rút hết khỏi lãnh thổ Ukraine, Kyiv khôi phục lãnh địa của mình như năm 1991. Điều khoản này chắc chắn sẽ không được phía Nga chấp nhận vào thời điểm này. Phái đoàn Châu Phi gồm các nguyên thủ của các quốc gia Châu Phi gồm Senegal, Ai Cập, Zambia, Uganda, Cộng hòa Congo, Comoros, và Nam Phi.
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…