Tờ New York Times (Mỹ) tin rằng đập thủy điện Nova Kakhovka bị vỡ gần 3h sáng hôm 6/6 là do phá hoại từ bên trong, và lấy đó làm cơ sở kết luận rằng có khả năng cao là do Nga, vì Nga là phe có khả năng làm được việc này. Mặc dù bài báo viết là có ‘bằng chứng’ (evidence), nhưng các ‘bằng chứng’ này rất gián tiếp nếu để tìm ra ai là thủ phạm. Ngoài ra, rất khó bình luận về logic kiểu như nếu nhà bạn bị nổ thì đó là do bạn làm, chỉ vì bạn là người kiểm soát ngôi nhà đó.
Theo tờ báo, chiếc đập này được xây dựng rất kiên cố. Trước đó nó đã bị hư hại lớn do chiến tranh, nhưng các hư hại đó không phải là nguyên nhân dẫn tới việc nó bị vỡ. Bằng chứng được nêu trong bài là một tiếng nổ lớn được nghe thấy hoặc được đo thấy vào thời điểm tương ứng với thời điểm con đập bị vỡ.
Với một con đập kiên cố và bị vỡ bởi một vụ nổ, tờ báo kết luận rằng đó là do bàn tay phá hoại từ bên trong (insider job), từ đó cho ra nhận định rằng khả năng rất cao chính là do Nga làm, vì Nga là phía có năng lực làm được việc này, tại vì Nga là phe đang kiểm soát con đập.
Trước hết là nói về hư hại của con đập trước khi nó bị vỡ. Theo tờ báo, có thể thấy 1 đoạn đường (mặt đập) bị đánh vỡ trước đó, và qua ảnh vệ tinh có thể thấy dòng nước chảy mà không có kiểm soát ở một số khe của cửa đập.
Tuy nhiên, với sự kiên cố của con đập —như tờ báo đã trải qua nhiều đánh giá của các kỹ sư và chuyên gia— thì ngần ấy hư hại không đủ khiến con đập bị vỡ. Tức là nhất định phải có một tác động nào mới khiến nó bị vỡ.
Sau đó tờ NYT viết những hư hại của con đập “đã dẫn đến những ý kiến cho rằng con đập có thể chỉ đơn thuần là nạn nhân của thiệt hại tích lũy, mà Nga đã viện cớ đó để chối bỏ trách nhiệm.”
Trên thực tế, kỳ thực cả Nga và Ukraine đều đặt trọng tâm vào việc đổ lỗi cho phía bên kia là thủ phạm, mặc dù không bên nào đưa ra được bằng chứng thuyết phục. Không bên nào —dù là Nga hay Ukraine— theo đuổi lập luận rằng con đập này tự vỡ “để chối bỏ trách nhiệm”.
Sau những phân tích của các kỹ sư và chuyên gia, thì tờ NYT chắc chắn rằng con đập đã vỡ vì tác nhân nào đó, chứ không phải tự hỏng do hư hại lâu ngày.
Tờ báo đưa 3 hình ảnh về sự hư hại của con đập. Một lần do HIMARS của Mỹ mà quân Kyiv dùng để phá thử con đập vào tháng 8/2022. Một lần hỏng đoạn đường trên mặt đập vào tháng 11/2022 là do quân Nga làm, theo tờ báo. Còn một bức ảnh cho thấy hư hỏng xuất hiện vào tháng 6/2023 ngay vài ngày trước khi đập vỡ, nhưng không rõ ai làm.
Tờ báo dẫn chứng ý kiến nhiều chuyên gia rằng tác nhân bên ngoài lần này không phải là do pháo kích hay tên lửa, v.v. mà phải là do việc đặt chất nổ tại chỗ. Ngoài ra có các bằng chứng —gồm nhân chứng và thiết bị đo hồng ngoại (nhiệt)— cho thấy đã có một vụ nổ xảy ra ở khu vực đó vào khoảng thời điểm con đập vỡ.
Đó là các bằng chứng kết luận rằng vụ vỡ đập là do bàn tay bên trong (insider job) làm ra.
Còn phần từ đó kết luận rằng bàn tay bên trong đó chính là Nga, thì tờ báo không có bất kỳ bằng chứng nào. Thuần túy là suy diễn. Tờ báo của Mỹ lập luận rằng Nga là phe kiểm soát con đập này vào thời điểm đó, do vậy bàn tay trong chỉ có thể là Nga.
Quãng thời gian trước lúc con đập bị vỡ, thì Nga được coi là phía kiểm soát hoạt động của đập nước này, tức là cổng tháo nước của hồ dự trữ nước. Nhưng các cổng vào của hồ chứa nước ở phía thượng nguồn đều là do Ukraine kiểm soát.
Các con số cho thấy trước lúc đập vỡ, thì mức nước trong hồ trữ nước ở mức khá cao, tức là làm trầm trọng hơn tai họa khi đập vỡ. Lại một lần nữa hai bên Nga và Ukraine miêu tả rằng mức nước trong hồ ở mức cao lúc bấy giờ, là bằng chứng cho thấy phe bên kia là thủ phạm cố ý.
Bài viết của NYT không đề cập tới chi tiết này. Nhưng có nói rằng qua các bức ảnh vệ tinh mà tờ báo có được, thì trước lúc đập vỡ có thể thấy một số khe cửa đập đã ở tình trạng mất kiểm soát dòng nước chảy.
Đập nước Nova Kakhovka là trong công trình thủy điện được xây dựng từ thời Stalin và hoàn thành năm 1956 vào thời Khrushchev. Nó cao 30 mét và trải dài 3,2 km chắn ngang dòng sông Dnepr đoạn lưu vực vùng Kherson.
Vào thời đó (chưa có quốc gia Ukraine), thủy điện là một trong những phát triển chiến lược của Liên Xô, và các con đập lớn trong các công trình thủy điện trở thành biểu tượng cho tiến bộ và công nghệ mà chính quyền thời đó tuyên truyền.
Đã từng có nhiều bình luận rằng con đập Kakhovka được thiết kế để có thể chịu được các cuộc tấn công quân sự.
Hiện nay, nhận thức về thủy điện đã khác xưa, và có nhiều ý kiến cho rằng thủy điện có ảnh hưởng không tốt tới môi trường sinh thái. Trên thế giới đã có nhiều công trình thủy điện cùng các đập nước của nó bị tháo dỡ hoặc cho ngừng hoạt động.
Một chuỗi các tweet của một cư dân mạng (phe Ukraine) phân tích các tình huống, và nhìn chung cũng đưa ra kết luận giống NYT, cho rằng một vụ nổ với nhiều chất nổ được đặt vào đã là nguyên nhân vỡ đập. Cũng giống NYT, không có bằng chứng thuyết phục chỉ ra được phe Nga hay Ukraine đã làm.
Đại tá về hưu Douglas Macgregor tuyên bố rằng (từ nguồn tin riêng của ông) “Người ta nói với tôi rằng [Đập thủy điện Nova Kakhovka] đã được Victoria Nuland chấp thuận cho hủy đi. Bà này đã tham gia vào mọi thứ xảy ra ở Ukraine trong ít nhất 14–15 năm qua, nếu không muốn nói là lâu hơn.” Trí Thức VN không thể kiểm chứng được thông tin này. Victoria Nuland thường được biết đến là một trong các ‘kiến trúc sư’ của cuộc đảo chính 2014 tại Kyiv, khi đó bà là Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ.
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…