Kim Jong-un: Cấm vận 100 năm nữa cũng không làm khó được Bắc Triều Tiên

Ngày 09/1, lần đầu tiên trong hơn hai năm trở lại đây Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đàm phán tại Bàn Môn Điếm. Vì nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cộng đồng quốc tế cũng hy vọng có thể giúp ổn định tình hình Đông Bắc Á. Ngày 12/1, truyền thông Bắc Triều Tiên đã đồng loạt đăng bài phát biểu của ông Kim Jong-un với nhiều ngôn từ ngạo mạn: “Ngay cả khi kẻ thù có cấm vận 100 năm thì Bắc Triều Tiên cũng vượt qua những khó khăn”, “Bắc Triều Tiên là một nước lớn có vũ khí hạt nhân, sẽ phát huy hết tiềm lực vì đại nghiệp thống nhất đất nước”.

Lãnh đạo tối cao Bắc Hàn Kim Jong-un phát biểu thông điệp đầu năm mới 2018. (Ảnh: KCNA)

Kim Jong-un “nhe nanh giơ vuốt”

Tờ NHK (Nhật Bản) đưa tin, vào ngày 12/1 tờ Rodong Sinmun của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã đăng hình ảnh ông Kim Jong-un đi kiểm tra và phát biểu tại Viện Khoa học Quốc gia nước này. Ông ta ca ngợi các nhà khoa học của Bắc Triều Tiên, mặc dù trong điều kiện đời sống vật chất thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn, vẫn nỗ lực để đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, do đó quyết định tăng tiền thưởng đặc biệt cho các nhà khoa học. Ông Kim Jong-un tự hào vì nhờ ông ta xem trọng khoa học công nghệ, mới đem lại tiến bộ cho Bắc Triều Tiên về công nghệ hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Ông ta hùng hồn cho rằng “ngay cả khi kẻ thù tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt thêm 10 năm nữa, hay 100 năm nữa, Bắc Triều Tiên cũng không khó khăn đến mức không thể vượt qua.”

Nhiều cơ quan truyền thông Bắc Triều Tiên đăng tải bài xã luận trong ngày Hội đàm liên Triều và nhận định thành quả từ bài phát biểu, cho rằng đó là “bước ngoặc lớn trong quan hệ liên Triều”, còn khẳng định “Đất nước của chúng ta là một cường quốc hạt nhân kiêu hãnh với thế giới, dân tộc chúng ta có thể an tâm dốc sức vì sự nghiệp lớn thống nhất đất nước.”

Bắc Triều Tiên dành phần lớn số tiền của họ vào việc phát triển vũ khí hạt nhân khiến ngay cả những người lính trong lực lượng vũ trang của họ cũng phải sống khốn khổ ngoài sức tưởng tượng. Trong khi gần đây lệnh trừng phạt mới của quốc tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của nước này, liệu Bắc Triều Tiên có thực sự được như ông Kim Jong-un nói “cho dù cấm vận 100 năm nữa thì cũng không khó khăn đến mức không thể vượt qua”?

Đời sống quân lính Bắc Triều Tiên

Anh Kim Joo-il, người lính Bắc Triều Tiên đào thoát và là một sĩ quan quân đội, khi trả lời phỏng vấn tờ Daily Express (Anh) đã cho rằng mặc dù Bắc Triều Tiên được cho là có đại quân cả triệu người, nhưng quân lính luôn chìm trong đói khát, dọa nạt và sợ hãi.

Anh nói rằng hầu như tất cả lính Bắc Triều Tiên đều không được chính quyền quan tâm, tất cả đều bị suy dinh dưỡng. Để không bị chết đói, họ thường vào làng cướp bóc, và một số thậm chí đã bị chết vì đói. Những nữ quân nhân cũng bi thảm như thế, trong hoàn cảnh thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, đến mức nhiều người chỉ mới ngoài hai mươi tuổi đã vào thời kỳ mãn kinh và rụng tóc.

>> Quân đội Bắc Triều Tiên bị bỏ đói phải cướp đồ ăn của người dân 

Cảnh tuyệt vọng vì lệnh trừng phạt mới

Ngày 22/12/2017, Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua lệnh trừng phạt mới chống lại Bắc Triều Tiên. Theo đó, Bắc Triều Tiên sẽ bị cắt đứt 90% nguồn cung dầu thành phẩm, khiến lượng cung cấp xăng và dầu từ 4,5 triệu thùng trong năm 2016, hiện chỉ còn 500.000 thùng/năm. Trong những năm qua, gần như toàn bộ lượng dầu nhập khẩu của Bắc Triều Tiên là từ Trung Quốc. Trước đây, Trung Quốc vẫn phản đối việc cắt nguồn cung cấp dầu của Bắc Triều Tiên, nhưng lần này đã bỏ phiếu ủng hộ.

Một số nhà phân tích cho rằng, không nghi ngờ gì, lệnh trừng phạt mới này đối với Bắc Triều Tiên sẽ mang đến hệ quả khủng khiếp. Nếu Trung Quốc chấp hành lệnh ngừng cung cấp dầu, nền kinh tế Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ rơi vào đường cùng.

Trong nghị quyết trừng phạt mới, người Bắc Triều Tiên lao động ở nước ngoài cũng phải gánh chịu, do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho rằng phần thu nhập của những người này cũng được sử dụng trong các chương trình vũ khí bất hợp pháp của Bắc Triều Tiên. Do đó nghị quyết quy định rằng “tất cả người lao động Bắc Triều Tiên phải hồi hương trong vòng hai năm”.

Theo ước tính của Mỹ, có khoảng 50.000 – 80.000 người Bắc Triều Tiên làm việc tại Trung Quốc; khoảng 30.000 người đang làm việc tại Nga. Hiện nay, Bắc Kinh đã buộc các doanh nghiệp Bắc Triều Tiên tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động, cho nên một số lượng lớn doanh nghiệp và người lao động Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc đã thay nhau hồi hương.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

5 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

7 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

16 phút ago

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

26 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

36 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

43 phút ago