Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (Pacific Islands Forum,PIF) hàng năm năm nay được tổ chức tại Nauru trong 3 ngày từ 2-4/9. Chính quyền Trung Quốc với thói quen dùng kim tiền để mở rộng sức ảnh hưởng ngoại giao, lần này đã bị quốc đảo Nauru có diện tích chỉ 21Km2 làm cho bẽ mặt.
Ông Baron Waqa – Tổng thống Quốc đảo Nauru (Ảnh: Getty Images)
Theo hãng tin Reuters, Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương năm nay tổ chức tại quốc đảo Nauru đã thu hút lãnh đạo của 18 quốc gia Thái Bình Dương, cộng thêm phái đoàn từ quốc gia không phải là thành viên bao gồm có Mỹ và Trung Quốc đến dự.
Tại một cuộc họp trong khuôn khổ diễn đàn diễn ra hôm 4/9 vừa qua, khi đến lượt lãnh đạo quốc gia khác phát biểu, một đại diện của Trung Quốc kiên quyết đòi phát biểu trước, và đã bị ông Baron Waqa – Chủ tịch hội nghị và cũng là Tổng thống Nauru ngắt lời, ông cho biết chỉ có đại diện cấp bộ trưởng mới có quyền phát biểu, đại diện Trung Quốc lại nói, yêu cầu bỏ phiếu quyết định quyền phát biểu của Trung Quốc sau đó bỏ ra khỏi hội trường.
Sau khi hội nghị kết thúc, ông Baron Waqa chia sẻ với truyền thông rằng: “Ông ta (Đỗ Khởi Văn) rất cứng rắn và biểu hiện vô cùng thô bạo, chuyện bé xé ra to khiến cho mọi chuyện rối tung, làm cho hội nghị có lãnh đạo các nước tham gia bị gián đoạn. Ông ta chỉ là một quan chức mà thôi. Hoặc có lẽ ông ta đến từ một nước lớn, nên muốn lấn át, bắt nạt chúng ta.”
Quan chức dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc là ông Đỗ Khởi Văn (Du Qiwen) – Đại sứ Trung Quốc tại Fiji.
Theo nhiều kênh truyền thông phương Tây đưa tin, trước đó, hai bên (Trung Quốc và Nauru) cũng đã xảy ra tranh chấp khi đại biểu Trung Quốc cầm hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh vào Nauru. Nauru là nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, đã từ chối chối đóng dấu nhập cảnh lên hộ chiếu ngoại giao của đại biểu Trung Quốc, đồng thời yêu cầu đại biểu Trung Quốc phải dùng hộ chiếu phổ thông để nhập cảnh.
Ông Baron Waqa cho biết, Nauru và Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao, nhưng “theo thỏa thuận đối ứng song phương, hai nước cùng sử dụng hộ chiếu phổ thông để qua lại”. Theo thỏa thuận này, dù quan chức Nauru có đến Trung Quốc tham dự hội nghị đa phương thì cũng phải sử dụng hộ chiếu phổ thông để nhập cảnh. Ông nói, “đó là việc rất bình thường, trung Quốc cũng biết điều này”.
Tuy nhiên, ngày 5/9, tại cuộc họp báo, người phát bộ Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cáo buộc Nauru đi ngược lại với thông lệ quốc tế. Có cư dân mạng tại Đại lục để lại bình luận về phát ngôn này nói Hoa Xuân Oánh “nói lung tung”.
Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có vai trò kinh tế chủ chốt tại khu vực quần đảo Thái Bình Dương khi chi hàng tỷ USD (Đô la Mỹ) cho các hoạt động giao thương, đầu tư và du lịch.
Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, số tiền nợ Trung Quốc của các quốc gia tại khu vực này đã tăng vọt từ con số 0 lên tới 1,3 tỷ USD. Trung Quốc trở thành quốc gia tài trợ lớn thứ 2 cho khu vực, chỉ sau Australia.
Huệ Anh
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…