Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Romualdez nói rằng sự đối đầu giữa tàu Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông có thể gây ra xung đột lớn “bất cứ lúc nào”.
Ông Romualdez đã đưa ra nhận xét trên trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Nikkei Asia. Nikkei đưa tin về cuộc phỏng vấn này vào thứ Tư (13/12).
“[Biển Đông] là điểm bùng phát, không phải Đài Loan,” ông Romualdez nói với Nikkei. “[Nếu] bất cứ điều gì xảy ra trong khu vực của chúng tôi, nó sẽ giống như sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến tranh thế giới.”
Philippines hôm Chủ Nhật tuần trước cho biết một tàu Philippines đã bị tàu Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng và va chạm khi đang tiến hành hoạt động tiếp tế trên một tàu chiến cũ ở Bãi cạn Second Thomas Shoal (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây, Trung Quốc gọi là Bãi Nhân Ái) thuộc quần đảo Trường Sa. Một ngày trước đó, Philippines cũng cáo buộc một tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công các tàu Philippines gần bãi cạn Scarborough.
Ngay trước khi những xung đột trên biển này leo thang, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã tận dụng cơ hội tham dự cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco để gặp trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với hy vọng thảo luận về việc làm thế nào để quản lý vấn đề mối quan hệ căng thẳng trên Biển Đông.
“[Ông Marcos] muốn nói, ‘Tôi muốn nói chuyện với bạn’, nhưng có vẻ như Chủ tịch Tập không có ý định như vậy,” Đại sứ Romualdez nói. Ông bày tỏ “đáng tiếc” về việc này.
Ông Romualdez tin rằng ông Tập Cận Bình “lẩn tránh” và “lý do từ chối là mơ hồ”.
“Ông ấy không nói gì cả (về vấn đề căng thẳng trên Biển Đông),” ông Romualdez nói, nhớ lại cuộc trò chuyện của ông Marcos Jr. với ông Tập. “Ông ấy chỉ lắng nghe và nói: ‘Hãy để các quan chức quốc phòng và đối ngoại của chúng tôi thảo luận về vấn đề này”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, viện dẫn các quyền và lợi ích được hình thành trong lịch sử, đồng thời bác bỏ yêu sách của Philippines.
Tòa án Trọng tài Quốc tế ở The Hague đã ra phán quyết về tranh chấp chủ quyền Biển Đông năm 2016, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc dựa trên đường chín đoạn ở Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh không tham gia phiên tòa phân xử, cũng như không công nhận kết quả.
Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, ông Romualdez kêu gọi phản ứng đa phương chung đối với các hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm cả các cuộc tuần tra chung ở Biển Đông.
Ông nói: “Cách duy nhất để làm điều đó là phô trương sức mạnh của nhiều quốc gia”. Ông đặc biệt đề cập đến các cuộc tuần tra chung trên biển và trên không do quân đội Mỹ và quân đội Philippines tiến hành ở Biển Đông vào cuối tháng trước. “Đây giống như một bản xem trước của những gì tôi nghĩ chúng ta sẽ có nhiều lần nữa trong tương lai,” ông nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei vào tháng trước rằng Nhật Bản, New Zealand, Anh, Canada và Pháp đều là những quốc gia có thể tham gia tuần tra chung ở Biển Đông.
Kể từ khi Tổng thống Marcos nhậm chức, ông đã nhanh chóng tăng cường quan hệ quân sự và an ninh với Mỹ nhằm chống lại hành vi cưỡng bức của Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines cũng đã mở rộng số lượng căn cứ quân sự dành cho quân đội Mỹ lên 9 căn cứ. Việc này một mặt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cứu hộ nhân đạo, mặt khác cũng nhằm ứng phó với các tình huống khẩn cấp ở Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan.
Nikkei hỏi ông Romualdez rằng Philippines đã đồng ý cho Mỹ cất giữ loại vũ khí nào tại 9 căn cứ quân sự ở Philippines.
Ông Romualdez trả lời: “Vũ khí tấn công là tùy từng trường hợp cụ thể. Trong khi đạn dược có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau”. Ông ám chỉ với Nikkei rằng quân đội Mỹ có thể đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột cường độ cao.
Tướng Charles Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã có cuộc điện đàm với Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Philippines Romeo Brawner hôm thứ Hai, để thảo luận về tình hình ở Biển Đông.
Tuyên bố của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cho biết, hai nhà lãnh đạo quân sự “đã thảo luận về lợi ích an ninh chiến lược chung và lợi ích của việc tăng cường hợp tác quân sự, bao gồm tăng cường hợp tác hàng hải, tăng cường khả năng tương tác, chia sẻ thông tin và tăng cường huấn luyện, tập trận”.
Tờ Nikkei chỉ ra, mặc dù Mỹ đã nhiều lần nhắc lại rằng sẽ bảo vệ Philippines theo Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Philippines, nhưng họ chưa bao giờ nói rõ liệu các cuộc tấn công và va chạm bằng vòi rồng vào tàu Philippines có nằm trong phạm vi hỗ trợ của quân đội Mỹ hay không.
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…