Đảng Nước Pháp Bất khuất (LFI) đang thu thập chữ ký để bãi nhiệm Tổng thống Emmanuel Macron. LFI là một phần của liên minh cánh tả rộng lớn – Mặt trận Bình dân Mới (NFP) đã giành được số ghế lớn nhất trong cuộc bầu cử quốc hội Pháp vào tháng Bảy.
Động thái này của LFI diễn ra sau khi Tổng thống Macron từ chối bổ nhiệm ứng cử viên của NFP – bà Lucie Castets – làm thủ tướng.
“Dự thảo nghị quyết khởi xướng thủ tục luận tội Tổng thống Cộng hòa, theo Điều 68 của Hiến pháp, đã được gửi đến các nghị sĩ để cùng ký tên“, lãnh đạo quốc hội của LFI, bà Mathilde Panot, viết trên mạng xã hội X (tên mới của Twitter) vào thứ Bảy (31/8).
Để khởi xướng thủ tục luận tội, LFI, có 72 ghế trong Quốc hội Pháp gồm 577 ghế, phải thu thập được chữ ký của ít nhất 10% số thành viên quốc hội đồng ý theo kiến nghị của mình. Điều 68 của Hiến pháp Pháp quy định rằng việc luận tội tổng thống có thể được thực hiện “trong trường hợp [tổng thống] vi phạm nghĩa vụ rõ ràng, không phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ của ông ta“.
“Ông Macron từ chối tuân theo phiếu bầu của người dân, vì vậy chúng ta phải bãi nhiệm ông ấy”, bà Panot giải thích, chia sẻ bản dự thảo nghị quyết trên X, trong đó nêu rõ rằng “Quốc hội (hạ viện) và Thượng viện có thể và phải bảo vệ nền dân chủ chống lại khuynh hướng độc đoán của tổng thống”.
Các nhà lập pháp từ LFI lập luận rằng tổng thống không có quyền “mua bán chính trị”, ám chỉ đến cuộc đấu tranh của ông Macron để tìm một thủ tướng mới kể từ khi chấp nhận đơn từ chức của ông Gabriel Attal vào tháng trước.
LFI là một phần của liên minh Mặt trận Bình dân Mới, cùng với Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản và Đảng Xanh. Liên minh này đã trở thành phe chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội bất thường do ông Macron kêu gọi vào đầu năm nay.
NFP không đạt được đa số phiếu tuyệt đối, buộc ông Macron phải tham gia đàm phán để bổ nhiệm một thủ tướng mới và thành lập chính phủ.
Hôm thứ Hai (26/8), Tổng thống Pháp đã từ chối ứng cử viên của NFP, bà Lucie Castets – một công chức không phải là thành viên của bất kỳ đảng phái chính trị nào – với lý do rằng một chính phủ như vậy sẽ đe dọa đến “sự ổn định của thể chế”.
Trong khi đó, truyền thông Pháp lưu ý rằng sẽ rất khó để tìm được một Thủ tướng mới mà người này “không bị lật đổ ngay lập tức trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm” tại Quốc hội.
Tổng thống Macron đã kêu gọi bỏ phiếu sớm vào tháng Sáu sau khi khối liên minh Ensemble trung hữu của ông có kết quả kém tại cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Sau cuộc bỏ phiếu quốc hội Pháp vòng đầu tiên chứng kiến đảng Tập hợp Quốc gia (National Rally – RN) cánh hữu của bà Marine Le Pen dẫn đầu, ông Macron đã đạt được thỏa thuận “bỏ phiếu chiến lược” vào phút chót với NFP để ngăn RN giành được đa số trong Quốc hội.
Mặc dù khối liên minh của ông Macron chỉ về thứ hai trong cuộc bầu cử sau NFP, nhưng tổng thống vẫn có toàn quyền chỉ định thủ tướng, và người này không chính thức bắt buộc phải là ứng cử viên từ đảng chiến thắng.
RN, về thứ ba trong cuộc bầu cử Quốc hội, đã tuyên bố rằng họ sẽ chặn bất kỳ ứng cử viên nào từ liên minh cánh tả, với lý do NFP đại diện cho “mối nguy hiểm đối với trật tự công cộng, hòa bình dân sự và rõ ràng là nguy hại đối với đời sống kinh tế của đất nước”.
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…