Ngày 1/3/2019, ông Peter Navarro khi đó là Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng đã có bài phát biểu tại Đại hội của Liên đoàn Bảo thủ Mỹ (CPAC) được tổ chức tại National Harbour bang Maryland (Samira Bouaou / Epoch Times).
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền gần đây với tờ The Daily Telegraph của Anh, ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tuyên bố rằng ĐCSTQ là kẻ lừa đảo lớn nhất, là “ma cà rồng”, nếu không hút được máu của Mỹ, Bắc Kinh sẽ chuyển sang hút máu Anh và EU.
Là một trong những thành viên chủ chốt trong nhóm cố vấn kinh tế và thương mại của chính quyền Trump, ông Navarro có lập trường rất rõ ràng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chủ trương tách rời kinh tế Mỹ – Trung và kêu gọi thế giới cô lập ĐCSTQ.
Trong khi đó, Chính phủ Công Đảng Anh, lên nắm quyền vào tháng Bảy năm ngoái, lại duy trì cách tiếp cận “cân bằng” và “thực dụng” đối với Trung Quốc, khi cho rằng việc cô lập Bắc Kinh hoặc giả vờ như Trung Quốc không tồn tại là không phù hợp với thực tế quốc tế và lợi ích của Anh.
Ông Navarro nói với The Daily Telegraph rằng Anh đang chịu ảnh hưởng quá lớn từ lòng tốt có điều kiện của ĐCSTQ, và khuyên Anh cần tránh trở thành nơi Trung Quốc bán phá giá hàng hóa của mình.
Tổng thống Trump chủ trương dùng chính sách thuế để giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại với các quốc gia khác. Đến nay, Mỹ đã áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc với mức tổng cộng lên đến 145%. Điều này khiến Anh và nhiều quốc gia châu Âu lo ngại Trung Quốc sẽ chuyển lượng hàng khó xuất sang Mỹ để bán phá giá tại thị trường châu Âu.
Trước khi ông Trump công bố mức thuế trả đũa vào ngày 2/4, Anh đã sớm bắt đầu đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ nhằm giảm thiểu tác động từ chính sách thuế của Washington. Tuy chỉ bị áp mức thuế cơ bản 10%, nhưng Anh vẫn không tránh khỏi mức thuế 25% mà Mỹ áp lên ô tô và các sản phẩm sắt thép.
Dù có những chỉ trích với chính sách của Anh đối với Trung Quốc, trong cuộc phỏng vấn công bố ngày 3/5, ông Navarro cho biết đàm phán thương mại Anh – Mỹ vẫn đang tiến triển.
Gần đây, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance cũng bày tỏ lạc quan về khả năng hai bên đạt được thỏa thuận. Hiện quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Anh và Mỹ đang ở trạng thái cân bằng tương đối.
Trước đây, ông Trump từng cáo buộc EU tồn tại để “chơi xấu” nước Mỹ, thường xuyên dựng rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Các nhân vật then chốt trong chính quyền Trump, như ông Vance, cũng nhiều lần chỉ trích Liên minh châu Âu (EU). Điều này khiến một bộ phận công chúng Anh lo ngại việc Anh xích lại gần EU có thể ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán thương mại với Mỹ.
Ông Navarro là một trong số ít quan chức từng phục vụ trọn vẹn nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump (2017 – 2021) và tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiệm kỳ thứ hai.
Khi được hỏi về cách duy trì vị thế trong thế giới chính trị đầy biến động của Trump, Navarro trả lời rằng nguyên tắc của ông là toàn tâm toàn ý giúp Tổng thống Trump thực hiện tầm nhìn, không bao giờ tranh công, nhưng luôn sẵn sàng đứng ra nhận lỗi.
Từ ngày 2/5, Mỹ bắt đầu áp mức thuế 120% hoặc thu phí 100 USD mỗi kiện hàng có giá trị dưới 800 USD nhập vào nước này. Từ 1/6, phí này sẽ tăng lên 200 USD.
Chính sách mới giáng đòn mạnh vào các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc như SHEIN, vốn tận dụng quy định miễn thuế cho các kiện hàng nhỏ để gửi hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ, tiết kiệm chi phí lưu kho và thủ tục giấy tờ.
Ông Peter Navarro, nhà kinh tế học và là tác giả cuốn sách “Chết dưới tay Trung Quốc” (Death by China) xuất bản 14 năm trước, được xem là người đặt nền móng cho chính sách thuế quan cứng rắn của ông Trump với Bắc Kinh. Dù vậy, các chuyên gia nhận định ông Navarro không nhằm mục tiêu tiêu diệt Trung Quốc, mà muốn cải cách nước này.
Sau khi ra mắt bản tiếng Anh vào năm 2011 và bản tiếng Trung năm 2013, cuốn sách do ông Navarro và Greg Autry đồng tác giả, đã được giới học thuật và chính trị Mỹ nhắc lại khi ông Trump khởi động cuộc chiến thuế quan.
Theo “Công tử Thẩm”, một nhà bình luận người Hoa sống tại Canada, cuốn sách này không chỉ đề cập đến mối đe dọa thương mại của Trung Quốc, mà còn đề cập toàn diện đến các vấn đề như quân sự, nhân quyền và hoạt động gián điệp. Giờ đây, khi ông Trump quay trở lại chính trường, nhiều quyết sách kinh tế của ông ấy vẫn theo tư tưởng trong cuốn sách này.
Ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), một nhà kinh tế học người Hoa sống tại Mỹ, cho rằng dù hai bên đang ở trong trạng thái tách rời, nhưng vẫn có khả năng đạt được thỏa thuận thương mại, bởi mức thuế 145% khiến việc giao thương gần như không thể diễn ra. Do đó, hai bên sẽ tiếp tục dò xét giới hạn của nhau.
Ông cũng nhận định rằng Mỹ sẽ tận dụng cơ hội này để yêu cầu Trung Quốc phải dỡ bỏ toàn bộ các rào cản thương mại và thuế quan không công bằng trước đây. Trong quá trình đàm phán, chỉ cần Mỹ cảm thấy không công bằng ở điểm nào, Washington sẽ không ngần ngại tiếp tục đối đầu với Bắc Kinh đến cùng.
Việc sáp nhập tỉnh khiến một số công chức phải đi làm xa, di chuyển…
Con người đôi khi sẽ cảm thấy cô đơn, ngay cả khi đang ở bên…
Gần đây, tôi nhận thấy công nghệ ảnh hưởng đến tôi như thế nào và…
Hai nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đã yêu cầu SEC…
Skechers tuyên bố công ty đã đồng ý được quỹ đầu tư tư nhân 3G…
Tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai do Sun Group đầu tư trên đỉnh núi…