Đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) mà Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra không chỉ gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe con người và nền kinh tế thế giới, cũng đã gợi nhiều vấn đề đối với chính hoạt động nghiên cứu khoa học khi mà có nhiều quan điểm ban đầu vốn tưởng khó tin thì nay đã được xem xét một cách nghiêm túc và được ghi nhận. Vậy liệu có còn chỗ trống nào cho những nghi vấn về độ an toàn của vắc-xin?
Bài viết được chuyển thể từ kênh YouTube Đông Phương.
Đặt ra vấn đề đó không phải không có cơ sở. Ví dụ lúc đầu, có quan điểm rằng đeo khẩu trang là vô ích, ngay cả bác sĩ Fauci lúc đầu cũng chủ trương không cần đeo khẩu trang, ông giải thích rằng do khan hiếm khẩu trang nên phải ưu tiên cho nhân viên y tế tuyến đầu. Hay như trước đây cho rằng quan điểm virus bị rò rỉ từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán là thuyết âm mưu, xuất phát từ động cơ thầm kín khác, nhưng bây giờ công luận cũng như cộng đồng khoa học đã bắt đầu xem trọng quan điểm này và yêu cầu làm rõ. Khoa học, nghĩa là cần đưa ra giả thuyết một cách tự do, dù sao cũng chỉ là giả thuyết, rồi dùng tư duy logic và thực chứng để xác minh giả thuyết này, hoặc phản bác giả thuyết này, đây là phương pháp của khoa học hiện đại.
Nếu ngay từ đầu đã khẳng định một giả thuyết là đúng thì đó không còn là khoa học, mà đã thành tính chất chính trị.
Vậy thì, vấn đề xem vắc-xin như công dụng vạn năng cũng là một giả thuyết, liệu có đủ bằng chứng khoa học để kiểm chứng tính đúng đắn của vấn đề? Có đủ thời gian để kiểm tra hiệu quả của vấn đề không? [Có thể] bây giờ người đưa ra nghi ngờ về vai trò của vắc-xin sẽ bị quy kết là người theo thuyết âm mưu, như vậy chẳng phải bản thân quy kết đó là phản khoa học? Thực tế nhiều chuyên gia y tế đã nêu ra các tác dụng phụ của vắc-xin và đặt câu hỏi về tính an toàn của vắc-xin, nhưng những tuyên bố này hiện đang bị gạt ra ngoài lề.
Nhìn lại lịch sử cho thấy hiệu quả và độ an toàn của bất kỳ loại thuốc nào chỉ có thể thấy rõ ràng được qua kiểm chứng của thời gian. Ví dụ loại thuốc giảm đau rofecoxib do hãng dược Merck Sharp & Dohme (MSD) sản xuất thì mãi sau này mới phát hiện có các tác dụng phụ như bệnh tim và đột quỵ; thuốc chống trầm cảm được phát hiện là có thể tăng khuynh hướng tự tử ở thanh thiếu niên; một loại vắc-xin được sử dụng trong đợt bùng phát dịch cúm lợn năm 2009 có tác dụng phụ ở trẻ em gây ra chuột rút do nhiệt và chứng thèm ngủ. Do quy mô thử nghiệm lâm sàng còn hạn chế khiến nhiều loại thuốc chỉ phát hiện ra tác dụng phụ sau khi sử dụng rộng rãi, sau khi phát hiện ra tác dụng phụ có thể lại cần tiến hành các thử nghiệm lâm sàng mới để quan sát hiệu quả và rủi ro.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đã cùng thiết lập một hệ thống thông báo về các sự cố có hại của vắc-xin, đây là một kho cơ sở dữ liệu mở. Tại Mỹ, những trường hợp gặp phản ứng không tốt sau khi tiêm chủng sẽ được ghi lại trong cơ sở dữ liệu này. CDC và FDA Mỹ cho biết rằng không thể khẳng định vấn đề phản ứng không tốt được ghi lại trong kho cơ sở dữ liệu là có nguồn gốc từ vắc-xin, nhưng những dữ liệu thô này rất có giá trị. Qua hệ thống thông báo các tác dụng phụ của vắc-xin ở Mỹ, có thể thấy số tác dụng phụ được ghi nhận nhiều ở thời điểm ngay sau khi được tiêm vắc-xin, nhưng sau một vài ngày tiêm thì số tác dụng phụ đã giảm đáng kể, có lẽ điều này là do mọi người có xu hướng ấn tượng các cảm giác khó chịu khác nhau ngay sau khi tiêm…
Bất kể thế nào thì một số biểu hiện bất thường xuất hiện ngay sau khi tiêm vắc-xin vẫn cần được lưu ý một cách nghiêm túc. Nhưng hiện nay có thực trạng đáng lo ngại ở nhiều nước là chưa thực sự thúc đẩy thực hiện điều này một cách chặt chẽ, đó là thái độ thiếu tinh thần khoa học.
Qua hệ thống thông báo sự kiện bất lợi của vắc-xin [đến nay] cho thấy có 4 tác dụng phụ: giảm tiểu cầu (thrombocytopenia), viêm cơ tim không nhiễm trùng (non infectious myocarditis), đặc biệt ở những người dưới 30 tuổi bị huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis) và cuối cùng là tử vong. Cơ sở dữ liệu ghi lại 321 trường hợp viêm cơ tim không do nhiễm trùng, những trường hợp này xảy ra trong 5 ngày sau khi tiêm chủng, nhưng không có trường hợp nào sau 10 ngày; nghiên cứu chỉ ra việc ghi nhận các tác dụng phụ này chỉ thực hiện ở một phần nhỏ số người tiêm, vì vậy con số thực tế sẽ chỉ cao hơn hơn chứ không ít hơn. Để chứng minh rằng những hậu quả này có liên quan hoặc không liên quan đến vắc-xin thì cần phải sử dụng phân tích dữ liệu lớn, so sánh và phân tích dữ liệu lớn của các công ty bảo hiểm, hệ thống y tế; CDC và FDA Mỹ cần chú trọng tìm hiểu các hiện tượng được phản ánh thông qua những dữ liệu lớn này. Tuy nhiên [đến nay] chưa thấy hai tổ chức này có bất kỳ xác nhận công khai nào, cũng như [chưa thấy] thực hiện bất kỳ hành động nào để phân tích thêm dữ liệu.
COVID-19 gây hại nhiều nhất đối với người cao tuổi, tiêm vắc-xin đối với họ là có thể lý giải về mặt khoa học; còn với trẻ em, thanh thiếu niên, và những người đã bị nhiễm virus đã khỏi một cách tự nhiên thì phải chăng tiêm vắc-xin có hại nhiều hơn lợi? Vấn đề này đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào được công bố, với người đã bị nhiễm virus và khỏi bệnh thì tiêm vắc-xin có cần thiết không? Vấn đề này dường như CDC và FDA Mỹ cũng còn khá dè dặt. Điều đó phản ánh chính trị chiếm thế thượng phong so với khoa học.
Mùa xuân năm ngoái khi bắt đầu bùng phát COVID-19 ở Mỹ, vấn đề chống Trump vẫn là chủ đề chính của truyền thông chính thống ở Mỹ, xu thế đưa tin thường là đưa những gì bất lợi và né tránh những gì có lợi cho Trump, và xu thế này không ngoại lệ với dịch bệnh liên quan đến sức khỏe và cuộc sống của người Mỹ. Chỉ cần vấn đề không phù hợp với quan điểm chính thống thì ngay cả ý kiến của các chuyên gia y tế cũng bị ngăn chặn, thậm chí cả trên mạng xã hội cũng khó có thể lên tiếng.
Về những tác dụng phụ có thể có của vắc-xin, thái độ làm ngơ và im lặng của các chính trị gia và cơ quan y tế Mỹ là thái độ không sáng suốt, vì một khi tác dụng phụ của vắc-xin được phát hiện và nổi bật lên thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng danh tiếng của giới y tế và khoa học Mỹ.
Phương Đông, Vision Times
Xem thêm:
Ông Mike Waltz, đề cử Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống đắc…
Tin tặc Trung Quốc đang xâm nhập vào mạng các cơ sở hạ tầng quan…
Nói đến “Bình sa lạc nhạn” thì không thể không nói đến Vương Chiêu Quân.
Một nghiên cứu tại Anh đã theo dõi 324 cặp song sinh nữ trong suốt…
Phong trào Hezbollah của Liban do Iran hậu thuẫn đã bắn hàng loạt tên lửa…