Dự án cảng 55 triệu đô của Trung Quốc ở Sierra Leone vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ

Chính phủ Sierra Leone đã ký một thỏa thuận trị giá 55 triệu đô la gây tranh cãi với chế độ cộng sản Trung Quốc để cho phép họ xây dựng một cảng đánh cá công nghiệp trên 250 mẫu Anh thuộc bãi biển và khu rừng nhiệt đới được bảo vệ. Quốc gia Tây Phi này trước đó đã ký Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) với Trung Quốc, vốn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích là “bẫy nợ” do quốc gia cộng sản này giăng ra.

BRI của Trung Quốc (còn được gọi là “Một vành đai, một con đường”) là dự án chính sách đối ngoại lớn của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình được khởi động vào năm 2013. Nó nhằm mục đích mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của chế độ cộng sản này tới các quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách tái tạo lại con đường tơ lụa trên bộ và con đường tơ lụa trên biển thời Trung Quốc cổ đại để giao thương trong thế kỷ 21. BRI đầu tư vốn của Trung Quốc vào việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau với chi phí cao tại hơn 60 quốc gia tham gia.

Thỏa thuận cảng đánh cá công nghiệp do Trung Quốc tài trợ đã gây phẫn nộ cho các tổ chức nhân quyền và phúc lợi động vật, các nhà bảo vệ môi trường và chủ đất địa phương vì tác động tiềm tàng đến môi trường và xã hội ở Sierra Leone. 

Những người chỉ trích thỏa thuận cho biết dự án sẽ phá hủy các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, cướp bóc nguồn cá, gây ô nhiễm môi trường biển và năm hệ sinh thái riêng biệt. Các hệ sinh thái này là nơi sinh sản của cá và hỗ trợ các loài chim và động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, theo The Guardian – hãng tin lần đầu tiên tiết lộ về thỏa thuận vào ngày 17/5 khi thông tin chi tiết về nó vẫn chưa rõ ràng.

Các tổ chức nghiên cứu chính sách công địa phương, Viện nghiên cứu pháp lý và vận động tư pháp, và tổ chức phúc lợi công cộng về đất đai và môi trường Namati Sierra Leone, đã viết thư cho chính phủ yêu cầu cung cấp thông tin về “kế hoạch thiết lập một bến cảng cá và thực hiện các hoạt động quản lý chất thải tại Black Johnson ở bán đảo Khu vực phía Tây, một dự án do Chính phủ Trung Quốc tài trợ,” theo CNBC.

Các nhóm cũng đang yêu cầu các bản sao đánh giá tác động môi trường và xã hội cũng như các thỏa thuận tài trợ được ký kết giữa nhà nước Trung Quốc và chính phủ Sierra Leone.

Bộ trưởng Bộ Thủy sản Sierra Leone Emma Kowa-Jalloh cho biết trong một thông cáo báo chí rằng, Bãi biển Black Johnson – nằm trên đường bờ biển dài 250 dặm – là “nơi thích hợp nhất” để xây dựng “vì lý do kỹ thuật”. Bến cảng công nghiệp của Trung Quốc được đề xuất sẽ được xây dựng trên 250 mẫu đất bãi biển và Công viên Quốc gia Bán đảo Khu vực phía Tây liền kề.

Vùng biển của Black Johnson có nhiều nguồn cá và ngư dân địa phương cung cấp tới 70% hải sản cho thị trường cá nội địa. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Công viên Quốc gia Bán đảo Khu vực phía Tây, vốn là một khu vực được bảo vệ.

Chính quyền Sierra Leone sở hữu một nửa diện tích đất cần thiết cho thỏa thuận, trong khi nửa còn lại thông qua việc cưỡng chế thu hồi tài sản của cư dân địa phương, theo khiếu nại của các chủ đất bản địa. Theo The Guardian, khoản bồi thường 1,34 triệu đô la của chính phủ dành cho các chủ đất bị ảnh hưởng thấp hơn 30 lần so với giá trị thị trường của khu đất này.

Bộ trưởng Jalloh cho biết đất nước đã “khao khát một Cảng Cá từ đầu những năm 1970” nhưng không thể thành hiện thực, và “với sự thay đổi mới trong chính sách của chính phủ đối với sự phát triển của ngành thủy sản, chính phủ Trung Quốc đã cấp 55 triệu đô la Mỹ để xây dựng nền tảng này. ”

Kể từ năm 2013 thông qua BRI, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường đầu tư ra nước ngoài vào các dự án phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng ở châu Phi và các khu vực khác dưới hình thức các hiệp định cho vay, vốn bị nhiều người chỉ trích là đặt bẫy nợ và gây ra khủng hoảng nợ cho các nước tham gia. Ví dụ, Sri Lanka đã mất cảng Hambantota quan trọng vào tay Trung Quốc do không thể trả hết khoản vay.

Sierra Leone trước đó đã ký một thỏa thuận BRI với Trung Quốc vào năm 2018, theo hãng truyền thông nhà nước Tân Hoa xã.

Trong những năm gần đây, BRI đã gặp phải trở ngại ngày càng tăng. Do nhận thức rõ ràng hơn về rủi ro nợ, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Sierra Leone và Kyrgyzstan, cùng các quốc gia khác đã hủy bỏ, cắt giảm hoặc hoãn các dự án BRI quan trọng.

Cuối năm 2018, sau khi ông Julius Maada Bio trở thành tổng thống mới của Sierra Leone, nước này đã hủy dự án BRI trị giá 400 triệu USD do Trung Quốc tài trợ để xây dựng một sân bay mới bên ngoài thủ đô Freetown.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ do những tác động nào mà chính phủ Sierra Leone đã quyết định ký kết hợp đồng cảng công nghiệp này với Trung Quốc. Công dân của Sierra Leone gần đây đã lên án sự thiếu minh bạch của chính phủ và họ muốn làm rõ bản chất của dự án do Trung Quốc tài trợ lần này.

Alex Wu / The Epoch Times

Tiến Minh biên dịch

Xem thêm:

Alex Wu

Published by
Alex Wu

Recent Posts

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

16 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

25 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

30 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

53 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago