Thế Giới

Epoch Times: Việt Nam đối đãi lạnh nhạt với “cộng đồng chung vận mệnh” của ĐCSTQ

Hôm thứ Ba (12/12), lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đến thăm chính thức Việt Nam. Trong chuyến thăm, ông đã mang theo lượng lớn đầu tư sang Việt Nam và tuyên bố hai nước sẽ xây dựng một “cộng đồng cùng chung vận mệnh”, nhưng từ này lại khiến Việt Nam như bị nghẹn ở cổ, và đã có một cách giải thích khác.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tới Hà Nội thăm Việt Nam. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Chuyến đi của ông Tập Cận Bình trùng với dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập cái gọi là “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa Trung Quốc và Việt Nam, cũng là chuyến thăm đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam sau 6 năm, và cũng là chuyến thăm cấp nhà nước 3 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Biden đến thăm Hà Nội. Các cường quốc hiện đang tranh giành sức ảnh hưởng đối với quốc gia Đông Nam Á này.

Trong lịch sử ngoại giao quốc tế năm 2023, Việt Nam là nước duy nhất tiếp đón nguyên thủ quốc gia Mỹ và Trung Quốc trong năm nay, không những quan hệ với Mỹ được nâng lên hai cấp, mà còn nhận được nhiều cam kết đầu tư và kinh tế từ Mỹ và Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ kinh tế chặt chẽ, nhưng luôn có những khác biệt về vấn đề biên giới Biển Đông, tinh thần chống ĐCSTQ trong người dân Việt Nam ngày càng dâng cao, giới chính trị Việt Nam nhiều lần bày tỏ không muốn gia nhập “cộng đồng cùng chung vận mệnh” do ĐCSTQ đề xướng.

Chuyên gia: Hai nước không “cùng chung vận mệnh”

Reuters đưa tin, các quan chức và nhà ngoại giao Việt Nam cho biết ban đầu họ không muốn chấp nhận thuật ngữ “cộng đồng cùng chung vận mệnh”, các nhà ngoại giao hai nước đã tranh luận trong nhiều tháng về thuật ngữ này.

Cụm từ này có nghĩa đen là “vận mệnh chung” trong tiếng Trung, nhưng bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt là “tương lai chung”, mà các quan chức Việt Nam cho rằng cách nói này có vẻ ít chói tai hơn. Vì vậy thuật ngữ này dự kiến ​​sẽ xuất hiện trong bài phát biểu chung của ông Tập trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm.

“Một tuyên bố, nhiều bản dịch,” một nhà ngoại giao ở Hà Nội bình luận về cách giải thích thuật ngữ này.

Ông Tập Cận Bình đề xuất khái niệm này vào năm 2013. Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan đã tham gia sáng kiến “Cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại” của ĐCSTQ, nhưng Việt Nam luôn tỏ ra miễn cưỡng vì sợ rằng động thái này có thể bị coi là chấp nhận sự bá quyền của ĐCSTQ.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào tháng 10 năm nay, chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình lần này, truyền thông ĐCSTQ đã quảng bá mạnh mẽ “Cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại”, nhưng truyền thông chính thức của Việt Nam đã không đề cập đến nó hoặc gạt nó sang một bên với thái độ lạnh lùng.

Ông Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về các vấn đề chiến lược và chính trị Việt Nam tại Viện Yusof Issa Singapore, cho rằng việc nâng cấp quan hệ giữa hai nước chỉ mang tính biểu tượng.

“Sự mất lòng tin của Việt Nam đối với Trung Quốc đã ăn sâu vào gốc rễ, từ góc độ của người dân Việt Nam, chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông thì gần như sẽ có rất ít ‘vận mệnh chung’ giữa hai nước.”

Ông Tập mang gói quà lớn trong chuyến đi lần này với hàng chục thỏa thuận

Truyền thông chính thống Việt Nam dẫn lời ông Hùng Ba (Xiong Bo), Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, nói rằng trong chuyến đi của ông Tập Cận Bình, ngoài việc nâng quan hệ Trung – Việt lên mức mà Bắc Kinh coi là “cao hơn quan hệ Mỹ – Việt”, ông Tập cũng sẽ ký “hàng chục văn kiện hợp tác” với Việt Nam.

Thỏa thuận này dự kiến ​​sẽ bao gồm khoản đầu tư của Trung Quốc vào việc nâng cấp các tuyến đường sắt giữa các nước láng giềng, nhưng số tiền và điều khoản đầu tư vẫn chưa rõ ràng.

Hai nước cũng mong muốn tăng cường liên kết giao thông, điều này sẽ cho phép Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn sang Trung Quốc, đặc biệt là nông sản, trong khi Bắc Kinh hy vọng sẽ tích hợp hơn nữa mạng lưới chuỗi cung ứng ở phía bắc và phía nam của Việt Nam.

Năm nay, các công ty Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển một số hoạt động sang Việt Nam, vì tin rằng việc xuất hàng từ Việt Nam sẽ được khách hàng phương Tây dễ chấp nhận hơn, giảm rủi ro từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, và giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế yếu kém của Trung Quốc.

Trước chuyến thăm, ông Tập Cận Bình đã đăng bài bình luận trên một tờ báo của nhà nước Việt Nam, kêu gọi tăng cường hợp tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Mặc dù Metro Hà Nội là dự án duy nhất ở Việt Nam nhận được khoản vay Vành đai và Con đường, nhưng Chính phủ Việt Nam chưa coi dự án này là khoản vay Vành đai và Con đường vì tâm lý chống ĐCSTQ đang gia tăng ở Việt Nam, một động thái như vậy có thể được coi là xích lại quá gần với Bắc Kinh.

Người dân Việt Nam có ấn tượng rất xấu về ĐCSTQ. Một cuộc khảo sát năm 2017 của Pew Research cho thấy, Việt Nam có quan điểm kém thiện cảm nhất với ĐCSTQ trong số các nước châu Á – Thái Bình Dương. Một người dùng Facebook Việt Nam viết: “Chúng tôi chỉ muốn hòa bình nên Chủ tịch Tập đừng đến”.

Từ Giản

Published by
Từ Giản

Recent Posts

TikToker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt; Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng

Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam vì…

8 giờ ago

Trung Quốc đe dọa trả đũa Mỹ nếu ông Trump không huỷ thuế quan mới

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (3/4) đã yêu cầu Tổng thống Donald…

10 giờ ago

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

13 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

13 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

13 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

13 giờ ago