EU tiết lộ những lo ngại về trật tự thế giới mới

Ba tuần sau khi Moscow và Bắc Kinh đưa ra tuyên bố chung tố cáo nhiều khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Washington, đồng thời kêu gọi chấm dứt “can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền”, Đại diện Cấp cao về Đối ngoại của EU đã nhận định, Nga và Trung Quốc là hai cường quốc “xét lại” đang cố gắng thay đổi trật tự thế giới hiện tại.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm 20/2, ông Josep Borell cảnh báo, trật tự thế giới đa phương tự do hiện nay đang bị đe dọa, bởi vì tình hữu nghị giữa hai chính phủ “độc tài” Nga-Trung đang bất chấp các chuẩn mực của kiến ​​trúc toàn cầu hiện có.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) cho biết: “30 năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta đang phải đối mặt với một nỗ lực quyết tâm nhằm xác định lại trật tự đa phương…Đó là một hành động thách thức. Đó là một tuyên ngôn của chủ nghĩa xét lại, tuyên ngôn để xem xét lại trật tự thế giới.”

Ngày 4/2, sau cuộc gặp kéo dài 3 giờ đồng hồ tại Bắc Kinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký một tuyên bố chung, trong đó hai nhà lãnh đạo bày tỏ nhất trí về nhiều vấn đề phát triển bền vững toàn cầu và quan hệ quốc tế.

Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo còn nhất trí phản đối việc “lạm dụng các giá trị dân chủ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền với lý do bảo vệ dân chủ và nhân quyền, cũng như bất kỳ nỗ lực nào nhằm kích động chia rẽ và đối đầu trên thế giới”. Họ kêu gọi cộng đồng quốc tế “tôn trọng sự đa dạng văn hóa và văn minh” “quyền tự quyết của các dân tộc ở các quốc gia khác nhau”.

Bắc Kinh cũng ủng hộ yêu cầu của Nga trong việc ngăn chặn khối NATO do Mỹ đứng đầu mở rộng về phía Đông, trong khi Moscow tán đồng lập trường về sự không thể chia cắt của Trung Quốc, bác bỏ tuyên bố độc lập của Đài Loan.

Theo ông Borrell, tuyên bố chung của hai quốc gia này trái với định nghĩa của Hiến chương Liên Hợp Quốc về nhân quyền và dân chủ.

Quan chức này khẳng định, thỏa thuận của Bắc Kinh và Moscow phản đối “các cuộc cách mạng màu” là bất hợp pháp, vì nó sẽ vi phạm quyền tự quyết của các cá nhân. Ông cũng chỉ trích khẩu hiệu “dân chủ là hiệu quả” của Trung Quốc, nêu nghi vấn về tuyên bố của đất nước này rằng họ có “nền dân chủ lịch sử và văn hóa hàng nghìn năm”.

Trước đó, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov cho hay, mối quan hệ của Nga với Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ nhờ môi trường quốc tế đầy thách thức. Tuy nhiên, ông phủ nhận liên minh Nga-Trung theo đuổi bất kỳ mục tiêu địa chính trị nào.

Minh Ngọc (Theo RT)

Xem thêm:

Nhật Minh

Published by
Nhật Minh

Recent Posts

9 quốc gia trên thế giới đã sở hữu hạt nhân như thế nào?

Cuộc cạnh tranh hạt nhân toàn cầu đang bước vào một kỷ nguyên Chiến tranh…

2 phút ago

Trung Quốc mở rộng nhanh trên biển Hoàng Hải; Chuyên gia: Nhắm vào chiến sự với Đài Loan

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng hoạt động trên biển Hoàng Hải (Yellow…

28 phút ago

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

2 giờ ago

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

3 giờ ago

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

6 giờ ago