Một số nguồn thạo tin cho hay, nhóm G7 đang thảo luận về việc có nên trừng phạt các công ty ở Trung Quốc, Iran và Triều Tiên mà họ tin rằng đang cung cấp cho Nga các bộ phận và công nghệ phục vụ mục đích quân sự hay không.
Mục tiêu của các nước G7 là phối hợp soạn thảo một gói trừng phạt mới trước ngày 24/2, thời điểm đánh dấu một năm cuộc tấn công của Nga vào nước láng giềng Ukraine.
Bloomberg dẫn một số nguồn tin thân cận cho biết, các cuộc thảo luận vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu và hành động của mỗi quốc gia G7 có thể không giống nhau. Các công ty có thể bị trừng phạt hiện vẫn đang được xác định.
Về cơ bản, bất kỳ hành động nào của G7 cũng đều phản ánh nỗ lực của G7 nhằm làm gián đoạn nguồn cung linh kiện phục vụ mục đích quân sự của Nga từ các nước thứ ba, vốn không tham gia các gói trừng phạt sau khi cuộc chiến tại Ukraine diễn ra. G7 ngày càng quan ngại về việc, nhiều công ty có thể đang giúp Nga lách các lệnh trừng phạt.
Trước đó, Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại với Trung Quốc về các thiết bị phi sát thương mà nước này cung cấp cho Nga. Ngoại trưởng Antony Blinken dự kiến sẽ đề cập đến vấn đề này trong chuyến đi tới Bắc Kinh sắp tới. Chuyến công du này bị hoãn lại sau khi Mỹ phát hiện và bắn hạ khinh khí cầu nghi là do thám của Trung Quốc.
Đáng lưu ý, Trung Quốc từng nhiều lần đã phản bác lại tuyên bố rằng một số công ty nhà nước của họ có thể đang giúp đỡ cuộc chiến của Nga ở Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng Washington nên ngừng gửi vũ cho Kyiv khí nếu muốn chấm dứt cuộc xung đột.
Hồi cuối tháng 1, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mao Ning khẳng định, Trung Quốc “sẽ không bao giờ đổ thêm dầu vào lửa, càng không lợi dụng cuộc khủng hoảng”.
Các đồng minh của Ukraine đã trừng phạt các công ty Iran bị cáo buộc cung cấp máy bay không người lái cho Nga và hiện đang cân nhắc mở rộng các biện pháp. Họ cũng chỉ trích Triều Tiên cung cấp đạn dược cho Moscow. Dù vậy, cả Iran và Triều Tiên đều phủ nhận đã hỗ trợ Nga trong cuộc chiến.
Một số quốc gia G7 tin rằng, các công ty Trung Quốc đang bán các linh kiện công nghệ, chẳng hạn như vi mạch, mang lại cho Nga nhiều lợi ích về mặt quân sự.
G7 cũng đang thực hiện các nỗ lực ngoại giao nhằm bịt kín các lỗ hổng mà Nga có thể khai thác trong những gói trừng phạt trước. Họ có thể đang nhắm đến các thiết bị có khả năng đi qua những nước như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…