Hôm thứ Ba (18/7), Giám đốc FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) Christopher Wray cho biết, Trung Quốc (nhà cầm quyền) là mối đe dọa lớn nhất và đáng lo ngại nhất đối với Mỹ, các hoạt động gián điệp của Trung Quốc nằm trên khắp 50 bang của Mỹ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại.
Theo Business Insider Mỹ đưa tin, tại Diễn đàn bảo mật Aspen (Aspen Security Forum), giám đốc FBI Wray (Christopher Wray) cho biết, từ quan điểm chống tình báo, Trung Quốc (nhà cầm quyền) trong nhiều khía cạnh là mối đe dọa đầy thách thức và đáng kể nhất đối với Mỹ.
Ông cho biết, chính quyền Trung Quốc không chỉ cử đến gián điệp kiểu truyền thống mà cũng đưa đến gián điệp kinh tế; không chỉ đưa đến tình báo kiểu truyền thống mà còn tình báo phi truyền thống để thu thập thông tin; không chỉ mở rộng hoạt động gián điệp trên mạng, mà còn mở rộng hoạt động gián điệp thực thể.
Wray nhấn mạnh rằng FBI có thể đưa ra bằng chứng về hoạt động gián điệp kinh tế của Trung Quốc trên tất cả 50 bang tại Mỹ, liên quan đến mọi lĩnh vực từ hạt ngô ở Iowa đến tuabin gió của tiểu bang Massachusetts. Do số trường hợp gián điệp của Trung Quốc quá phổ biến khiến Mỹ không thể chủ quan khinh xuất.
Đại diện Thương mại Mỹ công bố báo cáo năm 2017 cho thấy, các thủ đoạn của chính quyền Trung Quốc như đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm bản quyền, hàng giả gây tổn thất cho Mỹ đến 600 tỷ USD (đô la Mỹ).
Wray cho rằng, mặc dù Mỹ cần phải chủ động đối phó với Nga, nhưng tham vọng của Trung Quốc để trở thành “siêu cường duy nhất và nền kinh tế hùng mạnh nhất” thậm chí còn đáng lo ngại hơn. Trung Quốc đang cố gắng thay thế Mỹ, tập trung vào mọi lĩnh vực, mọi giai tầng xã hội; và các khía cạnh bao gồm như học thuật, nghiên cứu và phát triển, nông nghiệp, công nghệ cao. “Vì vậy, mối đe dọa của Trung Quốc đối với Mỹ là phổ biến hơn, rộng hơn, và ở nhiều mặt có tính lâu dài hơn.”
Business Insider đưa tin rằng đây không phải là lần đầu tiên giới quan sát nhắc về Trung Quốc có kế hoạch dài hạn, kiên trì theo đuổi, và do đó mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Mỹ vượt xa so với Nga.
Đầu năm nay, Cố vấn Garnaut (John Garnaut) của Thủ tướng Úc chia sẻ với Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ rằng, Nga có xu hướng thực hiện “tấn công xoáy sâu vào một vấn đề nào đó”, trong khi Trung Quốc có chiến lược rộng hơn, kiên nhẫn hơn, dùng cách tiếp cận từng bước và cố gắng ảnh hưởng đến chính trị Úc ở mọi cấp độ.
Wray cho biết, đối với nỗ lực xâm nhập và can thiệp của Trung Quốc, người dân các nước phương Tây bắt đầu có sự đồng thuận rộng rãi rằng đây là một điểm sáng của Giám đốc FBI kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng Mười đến nay.
Wray cho rằng, ông đã thấy sự đồng thuận trong các ban ngành khác nhau, cũng thấy sự đồng thuận trong Quốc hội. “Tôi nghĩ mọi người bắt đầu thức tỉnh.”
Vụ án Công ty Điện gió Trung Quốc Sinovel đánh cắp bí mật thương mại của công ty Mỹ đã được Tòa án Liên bang Mỹ phán quyết vào ngày 06/7/2018, theo đó Sinovel phải nộp khoản tiền phạt mức cao nhất là 1,5 triệu USD. Trước đó, Sinovel đã bị kết tội đánh cắp bí mật thương mại từ các công ty Mỹ khác.
Sinovel lợi dụng tất cả những điểm yếu của con người (thù hận, nữ sắc và tiền bạc) để làm cho nhân viên của công ty mục tiêu (trước đây là AMSC) trở thành quân cờ, gây phá hoại từ bên trong và đánh cắp công nghệ, làm cho công ty AMSC dường như đã phá sản.
Theo hồ sơ của Tòa án Liên bang, cựu Chủ tịch Hàn Tuấn Lương (Han Junliang) của Công ty Điện gió Sinovel đã từng nói với một cán bộ cấp cao của AMSC rằng, phần mềm cũng giống như “bắp cải”. Hàm ý của câu này là thứ gì đó mà về bản chất là vô giá trị thì tại sao không lấy nó đi? Vấn đề đặt ra là làm thế nào để “lấy”?
Kỹ sư Dejan Karabasevic của AMSC đã đến sống chung với một nhân viên của Sinovel tại một khu vực phát điện gió ở vùng xa xôi Trung Quốc có điều kiện sống rất khắc nghiệt.
Vào đầu năm 2011, cựu Chủ tịch của Sinovel Hàn Tuấn Lương đã đích thân ký hợp đồng lao động với Karabasevic. Mức lương hàng năm của Karabasevic là 1,7 triệu USD, với điều kiện Karabasevic đánh cắp phần mềm tài liệu công nghệ của AMSC. Mức lương 1,7 triệu này là gấp đôi mức lương của Karabasevic nhận được ở AMSC.
Tuy nhiên, nhìn từ vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, Hàn Tuấn Lương thực sự chỉ bỏ ra chi phí “cải bắp”.
Theo bằng chứng của Tòa án, Karabasevic từng ghi trên máy tính làm việc tại công ty: “Tất cả phụ nữ đều cần tiền, tôi cần phụ nữ, Sinovel cần tôi”. Sau đó, những lãnh đạo Sinovel gồm Tôn Lệ Anh (Sun Liying) và Triệu Hải Xuân (Zhao Haichun) đã ca ngợi Karabasevic là một người đàn ông tốt và kêu gọi họ rất cần sự “giúp đỡ” của Karabasevic. Cuối cùng Karabasevic đã bị thuyết phục bởi một người phụ nữ.
Sau khi Sinovel đã ăn cắp được công nghệ cốt lõi của AMSC, mối hợp tác này cũng chấm dứt, hậu quả là giá trị thị trường của AMSC bốc hơi 70%, quy mô giảm xuống 1/3, số lượng nhân viên từ 1.000 người giảm xuống còn chưa tới 300 người, AMSC đã buộc phải đóng nhà máy ở Wisconsin, chuyển đến một tòa nhà trụ sở nhỏ hơn nhiều. Theo bản cáo trạng, hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ đã khiến cho công ty AMSC của Mỹ thiệt hại hơn 800 triệu USD.
Vào tháng 05/2011, một người quản lý tại trang trại nghiên cứu của công ty DuPont ở bang Iowa đã phát hiện ra một người đàn ông châu Á lạ mặt đang ngồi xổm làm gì đó trong khu vực nghiên cứu của công ty DuPont. Khi được hỏi thì người đàn ông hơi đỏ mặt. Tên của người này chính là Mạc Hải Long (Robert Mo), người đi cùng là một đồng nghiệp tên Vương Lỗi (Wang Lei). Khi đó Mạc Hải Long trả lời rằng làm việc tại Đại học Iowa (University of Iowa), và đến tham dự cuộc họp ở gần đó. Khi người quản lý dừng lại để trả lời điện thoại, hai người kia nhanh chóng nhảy vào chiếc xe con và lái xe lao qua con mương trốn thoát.
Sau đó, FBI đã dành một năm để theo dõi Mạc Hải Long và nhóm làm việc. Họ phát hiện, ngoại trừ một người, những người còn lại là nhân viên của Tập đoàn Nông nghiệp Đại Bắc (Beijing Dabeinong Technology Group) hoặc công ty con của Công ty Hạt giống Vàng Nông Hoa (Nonghua) của Trung Quốc. Mạc Hải Long bị bắt vào tháng 12/2013, ngoài ra trong vụ án này còn có 5 công dân Trung Quốc khác bị khởi tố tội đánh cắp bí mật thương mại.
Các nhà chức trách cho biết các bị cáo đã đi đến khu vực thí nghiệm của những tập đoàn nông nghiệp khổng lồ như Pioneer, Monsanto và LG Seeds để ăn cắp hạt giống.
Theo BBC Anh đưa tin, tháng 10/2016 Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Mạc Hải Long bị kết tội đánh cắp hạt giống ngô Mỹ và đang cố gắng để vận chuyển về Trung Quốc, đã bị kết án 3 năm tù. Mạc là một công dân Trung Quốc nhưng có với tư cách công dân Mỹ, là người đứng đầu kinh doanh quốc tế của Tập đoàn Nông nghiệp Đại Bắc Trung Quốc.
Bên nguyên đơn kỳ vọng Tòa án kết án 5 năm tù đối với Mạc Hải Long, nhưng tòa chỉ kết án 3 năm, vì Mạc Hải Long bị căn bệnh ung thư hiếm thấy.
Trước khi phán quyết, Mạc Hải Long đọc lời thanh minh của mình rằng: “Mơ ước của tôi là sống phần còn lại và nuôi dưỡng con cái ở Mỹ”. Người đàn ông đã sống 20 năm ở Mỹ này cho biết bản án đã hủy hoại cuộc sống của hai đứa con ông. Ông nói: “Chúng tôi muốn tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái với nhiều cơ hội phát triển hơn. Nhưng bây giờ tôi đã phá hủy tất cả”.
Huệ Anh
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…