Mới đây, Pháp đã bắt giữ 2 nhân viên thuộc Tổng cục tình báo nước này vì bán thông tin cho Trung Quốc. Chuyên gia Pháp cho biết, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng tiền và sắc đẹp để mua chuộc gián điệp ở nước ngoài, lượng gián điệp này có ở khắp nước Pháp; tại Mỹ, Anh, Hà Lan và Đức đều có rất nhiều gián điệp của Trung Quốc.

 

Embed from Getty Images

Trụ sở của Tổng cục An ninh đối ngoại Pháp (Ảnh: Getty Images)

Tối ngày 24/5, chính phủ Pháp và Bộ Tư pháp Pháp tuyên bố, hai nhân viên của Tổng cục An ninh đối ngoại (DGES) thuộc Bộ Quốc phòng Pháp và vợ của một người trong 2 người này bị bắt do liên quan đến việc cung cấp tình báo cho nước ngoài.

Ngày 25/5, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết, 2 cựu nhân viên tình báo Pháp liên quan đến vụ cung cấp thông tin tình báo cho “nước lớn khác”, đã phạm phải tội phản quốc cực kỳ nghiêm trọng.

Nguồn tin nói với Hãng tin AFP của Pháp rằng, 2 cựu nhân viên tình báo Pháp bị bắt và bị cáo buộc tội danh phản quốc do liên quan đến cung cấp thông tin tình báo cho chính quyền Trung Quốc.

Theo Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) đưa tin hôm 26/5, cựu lãnh đạo Cục an ninh đối ngoại Pháp Alain Chouet cho biết, 20 năm trước, nhiệm vụ chủ yếu của gián điệp Trung Quốc là thu thập thông tin tình báo về kinh tế và công nghệ, họ tìm mọi cách để đánh cắp được tài liệu công nghệ mũi nhọn của phương Tây. Hiện tại, họ bắt đầu tìm kiếm thông tin tình báo về chính trị, với mục đích hiểu chính sách  cũng như ý đồ ngoại giao của các nước.

Bản tin nói, mục tiêu đầu tiên của gián điệp Trung Quốc là tại khu vực Thái Bình Dương, sau đó là Ấn Độ, Úc và tất cả các nước mạnh trong khu vực này. Bước tiếp theo là các nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, bởi vì cách làm và cách nghĩ của những nước thành viên này rất quan trọng đối với Trung Quốc.

Một người từng phụ trách cơ quan tình báo Pháp yêu cầu được dấu tên nói, “Gián điệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Pháp hoạt động vô cùng nhộn nhịp, cái gì họ cùng muốn, bao gồm cả việc thu thập tình báo về ngành công nghiệp và công nghệ mũi nhọn. Ví dụ như, quan chức hải quân phụ trách tàu ngầm hạt nhân của Pháp vẫn luôn là mục tiêu của họ, những quan chức quân đội này lại thường kết hôn với những cô gái Trung Quốc trẻ trung, xinh đẹp.”

Vị cựu quan chức tình báo này nói: “Tại nước Pháp, chính quyền Bắc Kinh đã bố trí gián điệp khắp nơi như Học viện Công nghệ công trình Pháp (ENSAM), Viện nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS), Học viện điện tử (L’ISEP) , Học viện Chính trị Pari (Sciences Po)”.

Francois-Yves Damon, học giả Hán học và lịch sử người Pháp nói: “Họ chỉ cần có thể cầm được thì cái gì cũng lấy”. Ông nhớ lại chuyện có một học sinh Trung Quốc thi đỗ vào Học viện Hành chính quốc gia Pháp (ENA), sau này bị phát hiện đã đánh cắp rất nhiều tài liệu.

Bộ Quốc an Trung Quốc có tới 7000 nhân viên, nhưng chuyên gia tình báo Pháp Philippe Marvalin cho biết, số lượng gián điệp không nằm trong biên chế của chính quyền Trung Quốc lên đến 50 nghìn người. Vị này nói thêm, cơ quan tình báo Trung Quốc coi Mỹ và EU là mục tiêu quan trọng, nhất là tại Pháp, Anh, Hà Lan, Đức đều có rất nhiều gián điệp của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ, Úc cũng vô cùng hung hăng ngang ngược. Ví dụ như Kevin Mallorry, cựu nhân viên của Cục tình báo Trung ương Mỹ sắp phải hầu tòa vào cuối tháng Năm tới đây đã bị bắt hồi tháng Sáu năm ngoái do bán văn kiện vô cùng bí mật cho Trung Quốc.

Báo New York Times tiết lộ, Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập các Viện Khổng Tử và chi bộ đảng trong các trường Đại học, đều có thể phụ trách việc thu thập tình báo cho Trung Quốc, mua chuộc gián điệp.

Huệ Anh

Xem thêm: