Gordon Chang: Gián điệp Trung Quốc đã đang thâm nhập khắp Hoa Kỳ

Những tiết lộ trong tháng này về đời tư của Dân biểu Hoa Kỳ Eric Swalwell – một đảng viên Đảng Dân chủ của bang California – đã cho thấy sự thâm nhập mạnh mẽ của Trung Quốc vào xã hội Hoa Kỳ.

Trung quốc đang áp đảo Mỹ cả về hoạt động tình báo và những nỗ lực xâm nhập. Vì lý do khẩn cấp, Washington nên đóng cửa ngay lập tức tất cả các cơ sở hoạt động của Trung Quốc tại Mỹ, bao gồm cả 4 lãnh sự quán còn lại của họ.

Có lẽ nhân vật nổi bật nhất có liên quan đến ông Swalwell là cô Fang Fang, còn được gọi là “Christine”, một  người bị tình nghi là nhân viên bị của Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc. Cô Fang Fang đã liên lạc với ông Swalwell lần đầu tiên từ khi ông ta còn là thành viên hội đồng Thành phố Dublin, California, chứ không phải là ở thời điểm ông đã có chân trong Ủy ban Tình báo Hạ viện.

Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái: Fang với Nghị viên thành phố Dublin lúc bấy giờ là Eric Swalwell tại một sự kiện sinh viên tháng 10 năm 2012; cựu Thị trưởng Fremont Bill Harrison và Dân biểu Judy Chu với Fang; Fang với HNS Mike Honda và Ủy viên hội đồng thành phố San Jose lúc đó là Ash Kalra tại một sự kiện tháng 3 năm 2014 tại Đại sứ quán Trung Quốc ở D.C. Nguồn: Renren, Facebook, Facebook

Cô Fang Fang ủng hộ và thúc đẩy sự nghiệp của Swalwell khi ông ta được bầu vào Hạ viện và được chỉ định vào một ủy ban có liên quan đến lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc được xác định có hàng trăm – có lẽ hàng nghìn – đặc vụ ở Hoa Kỳ, chuẩn bị, hỗ trợ, gây ảnh hưởng, thỏa hiệp và làm hư hỏng người Mỹ trong giới chính trị và trong cả các lĩnh vực quan trọng khác.

Để xác định và làm việc với tất cả các nhân vật giống như ông Swalwell, “bộ sưu tập gián điệp” của Trung Quốc thậm chí có thể lên tới con số hàng trăm nghìn. Dân biểu đắc cử Darrell Issa của bang California, đảng viên Cộng hòa, nói với Fox News hôm 11/12 rằng: “Trung Quốc đã đang điều phối hàng trăm nghìn người hoạt động như gián điệp”. 

Trung Quốc có cách tiếp cận thông tin tình báo qua chương trình được gọi “ngàn hạt cát”. Chương trình này thực hiện phỏng vấn sinh viên, khách du lịch, doanh nhân và phụ nữ quay trở về Trung Quốc, qua đó thu thập các thông tin về nước mà những người này đặt chân đến. Các thông tin có vẻ vụn vặt, nhưng Bắc Kinh có thể đối chiếu những thông tin thu thập được này bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo đang phát triển và các khả năng tiên tiến khác để tạo ra các tài liệu hữu ích đối với họ. 

Cô Fang Fang dường như không chỉ là một người thu thập thông tin bình thường. Cô ta thậm chí có thể đã “gài bẫy” ông Swalwell, người vẫn chưa phủ nhận những cáo buộc về mối quan hệ tình ái với cô. Cô Fang Fang đến Mỹ vào khoảng năm 2011 để theo học tại Đại học Cal State University East Bay. Tại đây, cô điều hành một nhóm chính trị, một chi hội địa phương của tổ chức Công vụ Người Mỹ ở Đảo Châu Á Thái Bình Dương. Hiện tại, Trung Quốc có khoảng 370.000 sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học của Mỹ. Số lượng sinh viên Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong một thập kỷ qua. 

Mỗi sinh viên Trung Quốc là một đặc vụ tiềm năng vì tất cả đều bị pháp luật nước này ép buộc thực hiện hành vi gián điệp chống lại Hoa Kỳ. Điều 7 và 14 của Luật Tình báo Quốc gia năm 2017 của Trung Quốc yêu cầu mọi công dân Trung Quốc phải thực hiện do thám nếu được yêu cầu. Hơn nữa, không công dân Trung Quốc nào có thể chống lại yêu cầu làm gián điệp – hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào khác – trong hệ thống tập quyền từ trên xuống dưới của Đảng Cộng sản.

Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc sử dụng công dân của mình một cách có hệ thống để thu thập thông tin tình báo và sử dụng các phương tiện ngoại giao để xử lý chúng. Chẳng hạn, cô Fang Fang đã liên lạc với một nhà ngoại giao bị nghi là đặc vụ của Bộ An ninh Nhà nước, có trụ sở tại lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco.

Lãnh sự quán San Francisco thậm chí còn chứa chấp một kẻ đang bị FBI truy nã, cô Tang Juan. Nghi phạm này cuối cùng đã ra đầu thú nhà chức trách Hoa Kỳ vào ngày 24/7 sau khi chạy trốn vào lãnh sự Trung Quốc một tháng trước đó. Cô Tang Juan bị nghi ngờ che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc khi đang là nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học California Davis.

Vào tháng 7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, bang Texas. Ngoại trưởng Mike Pompeo khi đó cho biết cơ sở này là “trung tâm gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ”. Có suy đoán rằng lãnh sự quán Houston đã được Trung Quốc sử dụng để đánh cắp công nghệ khoan dầu của các công ty Texas gần đó.

Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York cũng là một trung tâm gián điệp. Ông James Olson, cựu giám đốc phản gián CIA, “thận trọng” ước tính rằng Trung Quốc “có hơn 100 nhân viên tình báo hoạt động trong thành phố vào bất kỳ thời điểm nào”. Ông nói Thành phố New York đang “bị tấn công hơn bao giờ hết”, theo New York Post. 

Ngoại trưởng Pompeo nói với tờ New York Post rằng các sĩ quan tình báo đó đang hoạt động bên ngoài lãnh sự quán New York và bên ngoài nơi ở của phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc.

Đặc vụ Trung Quốc đang áp đảo lực lượng thực thi pháp luật của Hoa Kỳ. Vào tháng 7 tại một sự kiện do Viện Hudson tài trợ, Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết “gần một nửa” các vụ phản gián do cục này điều tra là chống lại Trung Quốc. FBI mở một vụ phản gián “liên quan đến Trung Quốc” “khoảng 10 giờ một lần”.

Ông Wray tuyên bố trước Ủy ban Tình báo Thượng viện vào tháng 2/2018 rằng, Trung Quốc đang sử dụng “những bộ sưu tập tình báo phi truyền thống, đặc biệt là trong môi trường học thuật, cho dù đó là giáo sư, nhà khoa học hay là sinh viên”, những điều “mà chúng ta thấy ở hầu hết các văn phòng hiện trường của FBI trên khắp đất nước”. 

Đôi khi các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng trực tiếp tham gia vào hoạt động gián điệp. Theo một nghiên cứu của Anastasya Lloyd-Damjanovic tại Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã “thăm dò các giảng viên và nhân viên để tìm kiếm thông tin theo cách phù hợp với việc thu thập thông tin tình báo”. 

Như Dan Hoffman, cựu trưởng trạm CIA, đã nói với Harris Faulkner của Fox News vào ngày 10/12: “Trung Quốc nhấn chìm Mỹ”. 

Có một cách để đối phó với tình huống khẩn cấp do hoạt động gián điệp này gây ra, đó là đóng cửa các cơ sở hoạt động của Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là đóng cửa bốn lãnh sự quán còn lại của Bắc Kinh – Chicago, Los Angeles, New York và San Francisco – và giảm đáng kể nhân viên của đại sứ quán Trung Quốc tại Washington DC. Trên thực tế, đại sứ quán Trung Quốc chỉ cần có đại sứ, gia đình đại sứ và trợ lý riêng, chứ không cần phải có hàng trăm người hiện đang được phân công làm việc ở đó như hiện nay.

Đồng thời với việc cắt giảm nhân viên đại sứ quán Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nên trục xuất đại sứ đương nhiệm của Trung Quốc tại Mỹ, ông Thôi Thiên Khải. Ông Thôi và một người nào đó từ lãnh sự quán New York đã từng cố gắng tuyển dụng một nhà khoa học ở Connecticut làm gián điệp.

Washington có thể nói với Bắc Kinh rằng họ có thể cử một đại sứ khác, nhưng nên cảnh báo trước rằng người này cũng sẽ bị trục xuất ngay lập tức nếu bị phát hiện có dấu hiệu về hành vi không phù hợp.

Liệu Bắc Kinh sẽ lựa chọn cách khác là cài cắm gián điệp vào các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động ở Mỹ? Có thể, nhưng điều đó sẽ mất thời gian và trong bất kỳ trường hợp nào, Washington cũng có thể ra lệnh đóng cửa các tiền đồn phi ngoại giao này. Về vấn đề này, Tổng thống Trump có thể sử dụng Đạo luật Giao dịch với kẻ thù năm 1917 và Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế năm 1977 để chấm dứt hợp tác thương mại, đầu tư và công nghệ với chế độ đang sử dụng các mối quan hệ này để thực hiện hoạt động gián điệp.

Tất nhiên, Trung Quốc sẽ trả đũa bằng cách đóng cửa các lãnh sự quán Hoa Kỳ và giảm quy mô nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Các nhà phân tích sẽ lập luận rằng bởi vì Mỹ là một xã hội mở và Trung Quốc là một xã hội khép kín, nên Washington cần các tiền đồn ngoại giao ở Trung Quốc hơn là người Trung Quốc cần chúng ở Mỹ.

Đó là một lập luận mạnh mẽ, nhưng dù sao thì Mỹ cũng nên hành động để cho Bắc Kinh thấy rằng Washington hoàn toàn quyết tâm tự bảo vệ mình. Không có gì nói lên “ý chí chính trị” hơn là sẵn sàng ra đòn mạnh.

Những người khác sẽ nói rằng các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc cần được hỗ trợ của lãnh sự. Tất nhiên họ cần được hỗ trợ lãnh sự. Nhưng câu trả lời của tôi là việc đưa các công ty Mỹ ra khỏi Trung Quốc vì lý do đạo đức, cũng như các lý do khác là lợi ích của Mỹ. Việc các công ty Mỹ mất đi sự hỗ trợ lãnh sự sẽ tạo thêm một lý do nữa khiến họ phải sớm khăn gói rời Trung Quốc. 

Các gián điệp của Trung Quốc đang qua mặt Mỹ, và các biện pháp kém quyết liệt hơn đã thất bại. Do đó, đã đến lúc Washington phải có biện pháp  mạnh mẽ, hiệu quả. 

Tác giả: Gordon G. Chang

Biên dịch: Nhật Minh

Xem thêm: 

Gordon Chang

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Gordon Chang

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

26 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

52 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago