Hạ viện Anh Quốc chuẩn thuận thỏa thuận Brexit

Hạ viện Anh Quốc hôm thứ Năm (9/1) đã thông qua dự luật thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Boris Johnson. Cuộc bỏ phiếu này giúp chấm dứt nhiều năm chính phủ của Đảng Bảo thủ phải vật lộn để được Quốc hội thông qua tiến trình Brexit theo nguyện vọng của cử tri trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.

Theo DW (Đức), các thành viên của Hạ viện Anh Quốc hôm 9/1 đã chuẩn thuận Dự luật Thỏa thuận Rút lui của chính phủ Johnson với 330 phiếu thuận, 231 phiếu chống.

Dự luật này sẽ được chuyển cho Thượng viện Anh Quốc xem xét kỹ lưỡng hơn vào tuần tới, nhưng khả năng cũng sẽ được chuẩn thuận. Nếu chính thức được toàn quốc hội phê chuẩn, dự luật sẽ mở đường cho Anh Quốc rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) vào ngày 31/1.

Năm ngoái, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu bác bỏ nhiều nỗ lực thông qua thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Johnson và người tiền nhiệm Theresa May. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử sớm vào ngày 12/12 với việc Đảng Bảo thủ của ông Johnson thắng lớn (chiếm đa số hơn 80 ghế tại Hạ viện), thì việc chuẩn thuận thỏa thuận Brexit chỉ còn là vấn đề thời gian.

>>Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Johnson thắng lớn, nước Anh thoát bế tắc Brexit

Dự luật rút lui vừa được Hạ viện thông qua giải quyết những vấn đề ban đầu về việc Anh Quốc rời EU như quyền của công dân EU và vấn đề bồi thường tài chính của London. Dự luật cũng đặt ra thời gian chuyển tiếp 11 tháng để hai bên thỏa thuận ký kết hiệp định hợp tác sau Brexit.

Trước cuộc bỏ phiếu hôm 9/1, Bộ trưởng Brexit Steve Barclay nói rằng lần bỏ phiếu này sẽ cho phép Anh Quốc tiến lên trong vấn đề Brexit sau thời gian dài bế tắc.

Dự luật này sẽ đảm bảo việc chúng ta rời EU có thỏa thuận, điều đó đem đến sự chắc chắn cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền của công dân chúng ta và đảm bảo rằng chúng ta lấy lại quyền kiểm soát tiền tệ, biên giới, luật pháp và chính sách thương mại,” ông Barclay nói.

Anh Quốc chỉ chính thức rời EU sau thời gian chuyển tiếp 11 tháng, nghĩa là đến hết năm 2020. Thủ tướng Johnson cho tới nay vẫn khẳng định rằng ông sẽ không gia hạn thời gian chuyển tiếp này.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm 8/1 nói rằng chỉ trong thời gian đóng khung 11 tháng như vậy EU và Anh Quốc “cơ bản không thể” thống nhất được mọi thứ.

DW cho rằng nếu Anh Quốc không yêu cầu gia hạn thời gian chuyển tiếp sau năm 2020, thì các mối quan hệ thương mại giữa nước này và EU từ đầu năm 2021 sẽ hoặc là phải tuân thủ bất cứ điều gì hai bên đã đạt được hoặc theo quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Như Ngọc

Như Ngọc

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Như Ngọc

Recent Posts

Thuế đối ứng 46% tác động trực diện tới những doanh nghiệp niêm yết nào?

Mức thuế đối ứng 46% là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp…

39 phút ago

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc được giao trách nhiệm đàm phán với tinh thần “dĩ bất biến, vạn ứng biến”

Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…

1 giờ ago

Campuchia thông báo giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…

2 giờ ago

Tổng thống Trump: Houthi sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa

Tổng thống Trump đã đăng video đòn không kích nhắm vào nhóm hàng chục người…

2 giờ ago

Thép mạ của Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%

Theo quyết định từ Bộ Thương mại Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen chịu thuế chống…

4 giờ ago

Làm thế nào một phụ nữ có thể sống mà không tiêu tiền trong suốt 10 năm?

Trong 10 năm qua, một người phụ nữ ở New South Wales, Úc đã sống…

6 giờ ago