Hạ viện Mỹ thông qua 2 dự luật, 1 nghị quyết ủng hộ biểu tình Hồng Kông

Hạ viện Mỹ hôm thứ Ba (15/10) đã thống nhất thông qua một loạt các biện pháp bày tỏ ủng hộ phong trào dân chủ, chống sự xâm nhập của Bắc Kinh đang tiếp diễn tại Hồng Kông.

Vào lúc 7 giờ tối ngày 14/7 (giờ Hồng Kông) tại Công viên Chater, người dân Hồng Kông đã tổ chức hoạt động ủng hộ Mỹ xem xét Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Khoảng 130.000 người đã tham gia hoạt động này. (Ảnh: Epoch Times)

Theo The Epoch Times, các nhà lập pháp lưỡng đảng đã thông qua hai dự luật: Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, yêu cầu chính phủ Mỹ hàng năm phải rà soát xem liệu thành phố bán tự trị này có nên được giữ các đặc quyền thương mại hay không; và Đạo luật Bảo vệ Hồng Kông, cấm xuất khẩu các thiết bị kiểm soát đám đông cho thành phố này vì cảnh sát nơi đây đã bị cáo buộc sử dụng bạo lực quá mức nhằm trấn áp các cuộc biểu tình.

Hạ viện cũng thông qua một nghị quyết lên án chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp vào Hồng Kông.

Hai dự luật nêu trên sẽ được chuyển tới Thượng viện phê chuẩn và sẽ chính thức trở thành luật nếu được Tổng thống Donald Trump ký thông qua.

Phát biểu tại phiên bỏ phiếu hôm 15/10, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho hay: “Nếu Mỹ không lên tiếng cho nhân quyền tại Trung Quốc vì lợi ích thương mại, thì chúng ta mất tất cả thẩm quyền đạo đức để lên tiếng vì nhân quyền ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới này.

Bà Pelosi mạnh mẽ kêu gọi các nhà lập pháp của cả hai đảng hãy đoàn kết ủng hộ cuộc chiến của người Hồng Kông chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của chế độ Trung Quốc.

Bắc Kinh nghĩ rằng họ có thể cai trị bằng tiền… Một người sẽ đạt được gì nếu anh ta giành được cả thế giới này và phải chịu mất mát về linh hồn?” bà Pelosi nói và thêm rằng: “Chúng ta không muốn đánh mất linh hồn của đất nước ta cho những lợi ích thương mại.

Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông

Dân biểu Dân chủ Brad Sherman nói rằng Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông sẽ “phản ánh những gì đang xảy ra trên thực địa hôm nay” và cho Bắc Kinh thấy rằng “họ không thể làm xói mòn tự do của thành phố [Hồng Kông] trong khi hy vọng Mỹ vẫn đem đến… cho họ những thỏa thuận thương mại ưu đãi”.

Từ khi Hồng Kông được Anh Quốc trao trả cho Trung Quốc năm 1997, Mỹ đã đối xử với Hồng Kông như một thực thể tách biệt với Trung Quốc Đại Lục trong nhiều lĩnh vực như thương mại và đầu tư.

Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm phải xác nhận xem liệu Hồng Kông có “đang tự trị đầy đủ” hay không để đủ điều kiện được hưởng các đặc quyền thương mại và đầu tư.

Đạo luật này cũng bao gồm các điều khoản yêu cầu chính phủ Mỹ phải áp đặt chế tài lên các quan chức Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông chịu trách nhiệm cho việc dẫn độ bất kỳ cá nhân nào tại Hồng Kông sang Đại Lục, cũng như những người chịu trách nhiệm cho việc “giam giữ tùy tiện, tra tấn, hoặc ép cung” những cá nhân bị dẫn độ tới Đại Lục.

Dân biểu Cộng hòa Chris Smith, người giới thiệu Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông ra Hạ viện, đã gọi đạo luật là “kế hoạch chi tiết cho hành động có ý nghĩa”.

Người dân Hồng Kông đáng nhận được sự tốt đẹp hơn là bạo lực mà nhiều người phải gánh chịu và các vi phạm có hệ thống về quyền con người của họ vốn được toàn cầu công nhận,” ông Smith nói trên Twitter.

Dân biểu Dân chủ Sherman nói rằng Mỹ cần “đảm bảo chính sách của chúng ta được cập nhật để phù hợp với những thách thức của mối quan hệ này ngày nay”.

Trước khi Hạ viện bỏ phiếu thông qua các dự luật ủng hộ biểu tình Hồng Kông, vào tối ngày 14/10 (giờ địa phương), khoảng 130.000 người Hồng Kông đã tổ chức buổi tập trung tại Chater Garden ở trung tâm thành phố này để kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh.

Trong phiên họp bỏ phiếu tại Hạ viện, Dân biểu Dân chủ Jim McGovern đã đưa ra một bức ảnh về buổi tập trung nêu trên tại Hồng Kông và nói ông tự hào khi nhìn thấy nước Mỹ sát cánh cùng Hồng Kông “trong cuộc đấu tranh của họ để đảm bảo một tương lai dân chủ”.

Đã đến lúc chúng ta cần đưa chính quyền Trung Quốc vào thông báo hàng năm rằng sự xói mòn tự chủ tương lai hoặc đàn áp sẽ khiến thành phố [Hồng Kông] – thiên đường tài chính quan trọng cho giới thượng lưu Trung Quốc giàu có – mất đi các thỏa thuận kinh tế, tài chính và thương mại đặc biệt với Mỹ,” ông McGovern nói.

Cả giới chức Hồng Kông và Bắc Kinh đều phản đối các dự luật và nghị quyết ủng hộ biểu tình Hồng Kông của Mỹ. Họ nói rằng động thái này của Washington gia tăng sự can thiệp nước ngoài vào các công việc nội bộ của Hồng Kông đến mức không thể chấp nhận được.

Xuân Thành

Xem thêm:

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Xuân Thành

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

2 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago