Hai án kiện của Tòa án Tối cao Mỹ có thể tác động mạnh đối với hoạt động Internet

Trong tuần này, Tòa án Tối cao Mỹ sẽ nghe tranh luận về hai vụ án kiện của Google và Twitter, kết quả tranh luận được cho là có thể định hình lại việc quản lý kiểm duyệt nội dung và ngôn luận trực tuyến.

Tòa án Tối cao Mỹ. (Nguồn: Epoch Times)

Hai án kiện được lên kế hoạch tranh luận vào thứ Ba (21/2) và thứ Tư (22/2), kết quả của cuộc tranh luận có thể quyết định liệu các nền tảng công nghệ và công ty truyền thông xã hội có thể bị truy tố vì nội dung liên quan chủ nghĩa khủng bố đề xuất cho người dùng hay không.

Hai án kiện nổi tiếng là Gonzalez kiện Google và Taamneh kiện Twitter sẽ có tác động lớn đến Internet, theo đó vấn đề mở rộng rủi ro pháp lý đối với nội dung được đăng hoặc quảng bá trên mạng xã hội và trang web (bao gồm Facebook, Wikipedia và YouTube) khiến hệ thống mạng Internet có thể có những thay đổi lớn.

Những án kiện này đã gây ra tranh luận gay gắt trong ngành công nghệ về tác động đối với tương lai của Internet. Quốc hội Mỹ, các nhóm xã hội dân sự và hơn 20 tiểu bang cũng tham gia tranh luận và nộp đơn lên tòa án.

Luật có vấn đề liên quan hai án kiện này là Điều 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp (Communications Decency Act) năm 1996, cho phép các nền tảng Internet được miễn trừ về mặt pháp lý đối với gần như tất cả nội dung của bên thứ ba được lưu trữ trên trang web của họ. Quyết định hạn chế quyền miễn trừ đó có thể đánh vào mô hình kinh doanh của các công ty Internet lớn – đặc biệt là các nền tảng truyền thông xã hội phụ thuộc nhiều vào các thuật toán đề xuất như Instagram, TikTok (phiên bản quốc tế của Douyin) và YouTube do Google sở hữu.

Có xu thế ủng hộ phổ biến trong Quốc hội Mỹ đối với sửa đổi Điều 230, nhưng các nỗ lực lập pháp liên quan đã bị đình trệ trong bối cảnh các đảng phái bất đồng về những thay đổi đối với dự luật.

Các nhà lập pháp của cả hai đảng lo ngại rằng luật hiện hành tạo điều kiện quảng bá nội dung có hại cho các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em.

Đảng Dân chủ cho rằng quyền miễn trừ theo Điều 230 cho phép các công ty bỏ qua thông tin sai lệch và nguy hiểm lan truyền trên mạng, trong khi Đảng Cộng hòa cho rằng quyền miễn trừ dẫn đến khả năng các công ty công nghệ đang hoạt động vốn thường có xu hướng cấp tiến sẽ ngăn chặn quan điểm bảo thủ.

Gonzalez kiện Google

Ngày 4/12/2015 Nhà thờ Calvary ở Downey bang California đã tổ chức tang lễ cho nạn nhân Nohemi Gonzalez trong vụ tấn công khủng bố Paris. Tháng 11/2015, sinh viên Gonzalez (23 tuổi) tại chi nhánh Long Beach Đại học Công lập Bang California đã thiệt mạng khi đang ăn tối với bạn bè tại một quán rượu ở Paris (Genaro Molina/Getty).

Gonzalez kiện Google được đưa ra bởi gia đình của sinh viên đại học Mỹ Nohemi Gonzalez – một trong những nạn nhân của vụ tấn công khủng bố Paris năm 2015.

Gonzalez (23 tuổi) là công dân Mỹ đang học tập tại Paris. Tháng 11/2015, sinh viên Gonzalez tại chi nhánh Long Beach Đại học Công lập Bang California đã mất mạng khi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tấn công một quán cà phê ở Paris.

Nguyên đơn cho biết, YouTube đã không thể xóa một số video khủng bố của IS, thậm chí còn giới thiệu chúng cho người dùng, vì điều đó Google phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Đạo luật chống khủng bố (Anti-terrorism Law). Tuy nhiên, họ không đưa ra bằng chứng nào cho thấy những kẻ khủng bố liên quan vụ khủng bố đã xem những video khủng bố.

Google (công ty con của Alphabet) đã thắng kiện tại một tòa án cấp thấp hơn, lập luận rằng họ được bảo vệ bởi Điều 230. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao.

Ngày 4/12/2015, mẹ và cha dượng của nạn nhân Nohemi Gonzalez trong vụ tấn công khủng bố Paris đứng sau đám tang của cô bên ngoài Nhà thờ Calvary ở Downey bang California. (Ảnh: Getty Images)

Trong một bản tóm tắt “Bạn của Tòa án”, một số người bạn của nguyên đơn đã tập trung vào vấn đề hệ thống đề xuất thuật toán được thiết kế để tối đa hóa việc tham gia của trẻ vị thành niên, đã gây tác hại tiềm ẩn đối với chúng như thế nào.

Giáo sư Hany Farid về khoa học máy tính tại chi nhánh Berkeley Đại học California cho biết: “20 năm sau, tất cả chúng ta đều tỉnh ngộ [để nhận ra] rằng Internet không tuyệt vời, có lẽ đó là lúc bắt đầu nghĩ về cách làm cho Internet trở thành một nơi văn minh hơn”.

Tuy nhiên, viễn cảnh Tòa án Tối cao có thể siết chặt cách giải thích Điều 230 đã làm dấy lên làn sóng lo ngại trong ngành công nghiệp Internet.

Trong số các công ty đã nộp bản tóm tắt “Bạn của Tòa án” để hỗ trợ Google có: Meta, chủ sở hữu của Instagram và Facebook; và NetChoice, một nhóm thương mại bao gồm TikTok thuộc sở hữu của ByteDance Trung Quốc; công ty phần mềm này cũng đứng về phía Google.

Mùa thu năm ngoái, Tòa án Tối cao Mỹ đã quyết định xét xử vụ án này. Nhiều học giả pháp lý cho rằng Công lý Clarence Thomas có thể dẫn đầu việc thúc đẩy xem xét lại vụ án Gonzalez, vì trước đây ông đã đề xuất trong tuyên bố và ý kiến ​​của tòa án rằng cách giải thích Điều 230 hiện tại của Tòa án Liên bang có thể quá rộng.

Dự kiến vụ việc này ​​sẽ được đưa ra tranh luận tại tòa vào thứ Ba (21/2), với quyết định dự kiến ​​sẽ được đưa ra trước kỳ nghỉ của Tòa án Tối cao vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 năm nay.

Tamnai kiện Twitter

Vụ kiện thứ hai là Taamneh kiện Twitter được xét xử vào thứ Tư (22/2), sẽ xác định liệu các công ty truyền thông xã hội có thể bị truy tố vì hỗ trợ và tiếp tay cho một số hành động khủng bố quốc tế hay không, vì các nền tảng này lưu trữ nội dung bày tỏ ủng hộ các nhóm bạo lực.

Vụ án được đưa ra bởi gia đình của Nawras Alassaf, người đã thiệt mạng vào năm 2017 trong một cuộc tấn công của IS vào một hộp đêm ở Istanbul, theo đó một tay súng có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo đã giết chết 39 người.

Người thân của Alasaf đã kiện các công ty Twitter, Google và Facebook vì tội hỗ trợ khủng bố, lập luận rằng các nền tảng này đã giúp Nhà nước Hồi giáo phát triển trong khi đó không đủ nỗ lực để kiềm chế hoạt động khủng bố. Người thân của Alasaf cho biết Twitter, Google và Meta đã hỗ trợ đáng kể cho ISIS và là “công cụ được ISIS lựa chọn để tuyên truyền”.

Trong hồ sơ tòa án, các luật sư của Twitter, Google và Facebook cho biết rằng họ đã nỗ lực hết sức để xóa nội dung của ISIS và không có mối liên hệ nhân quả trực tiếp nào giữa các trang web đó và các cuộc tấn công khủng bố ở Paris và Istanbul.

Trước đó, Twitter cũng đã lập luận rằng họ được bảo vệ bởi Điều 230 nên không phải chịu việc kiện tụng.

Nhưng trong những năm gần đây một số thẩm phán Tòa án Tối cao đã thể hiện sự quan tâm tích cực đến Điều 230, qua đó dường như họ đang tìm kiếm cơ hội xét xử các vụ việc liên quan đến luật này.

Anh Nhược

Published by
Anh Nhược

Recent Posts

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

16 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

1 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

1 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

10 giờ ago