Bạn đã bao giờ trở thành nạn nhân của “thiên kiến phát triển (*) chưa? Mặc dù hiện tượng này thường thấy trong quan hệ tình ái, nhưng cũng có thể được áp dụng cho thế giới chính trị. Thiên kiến này có thể thấy trong 139 nước đã ký kết hợp tác thương mại với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Kể từ năm 2013 khi sáng kiến “Vành đai và Con đường” được khởi động, những rủi ro trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu của ĐCSTQ đã lặp đi lặp lại một cách không mệt mỏi, vậy mà hàng chục nước đã làm ngơ trước những cảnh báo; 71% nước trên thế giới đã ký các văn kiện hợp tác “Vành đai và Con đường”. Khi ĐCSTQ hứa xây những con đường, cây cầu, tòa nhà và đập mới, nên nhớ rằng ĐCSTQ thường thất hứa. Nhiều nước đang phải gánh những khoản nợ không thấy đáy. Họ đã lún vào quá sâu và thỏa hiệp trên mọi mặt. Họ tự nhủ rằng rút lui không còn là một lựa chọn.
Dĩ nhiên một số nước cũng mệt mỏi với những lời hứa của ĐCSTQ và đã chọn con đường khác. Ví dụ, Litva và Somaliland từ chối chấp nhận những lời hứa hấp dẫn và phóng đại của sáng kiến ”Vành đai và Con đường”. Họ quyết định theo lập trường chống ĐCSTQ: phản đối một chế độ đã thực hiện tội ác diệt chủng ở Tân Cương, đe dọa công dân ở Tây Tạng và Hồng Kông, bỏ tù các nhà hoạt động và nhà báo, và không ngừng tung tin dối trá về nguồn gốc của viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Litva và Somaliland với tổng dân số chưa đến 6,5 triệu người đã tuyên chiến với ĐCSTQ, do đó cả hai nước đều đáng được cảm ơn và khen ngợi.
Tháng Năm năm nay, Chính phủ Litva đã mạnh mẽ tuyên bố lập tức rút khỏi hệ thống “17 + 1”, động thái này khiến Bắc Kinh khó chịu. Cơ chế này bao gồm 17 nước Trung và Đông Âu và Trung Quốc hợp thành. Các nước thành viên tổ chức một cuộc họp hàng năm, chủ yếu là để tăng cường hợp tác giữa các nước châu Âu và ĐCSTQ. Người Litva không còn hứng thú với việc phất cờ cùng một chế độ độc tài nữa nên họ đã chào tạm biệt “17 + 1”. Vào tháng Bảy năm nay chính phủ Đài Loan đã xát muối vào vết thương của ĐCSTQ khi công bố kế hoạch mở một cơ quan ngoại giao ở thủ đô Vilnius của Litva.
Dĩ nhiên ĐCSTQ không hài lòng và yêu cầu quốc gia vùng Baltic này lập tức triệu hồi Đại sứ tại Trung Quốc. Dĩ nhiên Litva không chịu tuân theo. Ngày 10/8, ĐCSTQ tuyên bố triệu hồi Đặc phái viên của mình tại Vilnius. Ngay sau đó, Đại sứ Litva tại Trung Quốc Diana Mickeviciene được yêu cầu rời khỏi Bắc Kinh.
Ngày 22/8, học giả Trung Quốc John Gong đã viết một bài bình luận ác ý cho CGTN, một mạng lưới tin tức toàn cầu do Ban Tuyên truyền của ĐCSTQ kiểm soát. John Gong đặt câu hỏi: Dám thừa nhận chủ quyền của Đài Loan, làm thế nào để “một nước ít người thấy trên bản đồ” lại có thể mạnh mẽ vi phạm “Chính sách Một Trung Quốc”?
Litva đã xúc phạm một trong những nước hùng mạnh nhất thế giới khi “xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ” do ĐCSTQ đặt ra. Vì khó xử và tức giận, ĐCSTQ đã ngừng giao thương với Litva. Hiện Bắc Kinh đang áp dụng một chiến lược tương tự như chiến lược mà năm ngoái đã nhắm vào Úc. Người Úc đã vượt qua cơn bão, còn Litva có vượt qua cú sốc này mà không bị tổn thương hay không thì còn phải chờ xem, nhưng Mỹ và Liên minh châu Âu nên làm mọi thứ có thể để đảm bảo điều này.
Cách đó khoảng 6.200 dặm diễn ra động thái kiên quyết tương tự. 36 quốc gia trên lục địa châu Phi đã tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường”, và họ có nhiều khách hàng Trung Quốc; nhưng Somaliland, một nước nhỏ hơn Arizona đã không tham gia. Theo lời của cựu Trợ lý An ninh Quốc gia Robert C. O’Brien, bất chấp nhiều tháng chịu áp lực cao nhưng Chính phủ Somaliland đã chọn cách phớt lờ Bắc Kinh và thay vào đó mời Đài Loan đến thủ đô Hargeisa của nước này để mở Đại sứ quán.
O’Brien viết rằng Chính phủ Đài Loan rõ ràng đánh giá cao nghĩa cử này và hiện đang cấp học bổng cho sinh viên Somaliland muốn học tập tại Đài Bắc. Ngoài ra, viện trợ từ Đài Loan đã bắt đầu “chảy vào đất nước này” để hỗ trợ phát triển “các dự án năng lượng, nông nghiệp và vốn con người”.
Ba mươi năm trước, Somaliland tuyên bố độc lập khỏi Somalia. Mặc dù có một chính phủ kiện toàn và đơn vị tiền tệ của riêng mình nhưng nước này vẫn chưa được công nhận là một quốc gia độc lập. Người ta suy đoán rằng cuộc đấu tranh đẫm máu cho tự do của Somaliland giải thích cho tình bạn của họ với Đài Loan, một quốc gia cũng đã chiến đấu cho độc lập và tự do của mình.
Nhìn từ nhiều phương diện, Somaliland là Đài Loan của châu Phi. Tương tự như Litva, đất nước có chủ quyền không được công nhận này dường như coi trọng đạo đức hơn tiền bạc. Trong thời đại của lòng tham đầy rẫy, điều này không đáng để ca ngợi sao?
John Mac Ghlionn
Nguyên tác: The Two Countries That Said No to China được đăng trên Epoch Times tiếng Anh.
Giới thiệu về tác giả:
John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và viết tiểu luận. Ông có nhiều bài được đăng trên nhiều cơ quan truyền thông nổi tiếng như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse… Ông cũng là một tác giả chuyên mục của Cointelegraph. Twitter của ông là: @ghlionn
Ghi chú:
(*) “Thiên kiến phát triển” (progression bias): có xu hướng tiến tới với đối tượng biết rõ là không phù hợp với mình.
Xem thêm:
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…