Blog: Đối mặt với Liên Xô, Litva còn không sợ huống là ĐCSTQ
- Chân Du
- •
Gần đây, ĐCSTQ lại một lần nữa ‘đá phải vách sắt’ vì phản đối việc thành lập văn phòng đại diện giữa Litva (Lithuania) và Đài Loan, ĐCSTQ đã triệu hồi đại sứ của mình tại Litva. Đối mặt với sự đàn áp của nước lớn, Litva đã không chịu thua. Theo thông tin, Đại sứ Litva tại Bắc Kinh sẽ chọn ngày về nước để đáp lại sự bắt nạt ngoại giao của ĐCSTQ. Sự cứng rắn của Litva trước ĐCSTQ cũng đã giành được sự ủng hộ của Liên minh Châu Âu và Mỹ. Hiện tại, ĐCSTQ rất sợ rằng sóng gió ngoại giao với Litva sẽ ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung – Âu.
Trước sự dọa nạt của ĐCSTQ, Litva hoàn toàn không sợ hãi, điều cốt yếu là họ nhìn một cách thấu đáo. Nghị sĩ Litva, ông Matas Maldeikis, đã trực tiếp vạch trần mánh khóe ‘ngoại giao sói chiến’ của ĐCSTQ. Ông nói rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ triệu hồi các đại sứ ở nước ngoài bất cứ khi nào họ khó chịu, nhưng thông thường sẽ lặng lẽ trở lại sau nửa năm, mỗi lần đều như vậy.
Litva cùng Latvia và Estonia ở phía bắc hay còn gọi là 3 nước vùng Baltic. Dân số Litva chưa tới 3 triệu người, có thể nói là một vùng đất nhỏ bé chật hẹp, nơi đây từng trải qua thời chủ nghĩa cộng sản. Năm 1989, Litva đã liên kết với các nước Baltic để tạo thành một chuỗi nhân lực gồm 2 triệu người để chiến đấu chống lại sự bá quyền của Liên Xô. Ngày nay Litva vừa là một quốc gia EU, vừa là một quốc gia thành viên NATO, lập trường phản đối chính quyền chuyên chế cộng sản của quốc gia này vượt xa nhiều nước lớn.
Ông Trần Quang Thành, luật sư nhân quyền nổi tiếng, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nhân quyền của Đại học Công giáo Hoa Kỳ, cho rằng việc ĐCSTQ ngoài sử dụng ‘ngoại giao sói chiến’ để bắt nạt Litva thì không còn hành động mang tính thực tế nào. ĐCSTQ cứng rắn đến mức nào đi nữa thì cắt đứt quan hệ ngoại giao là đỉnh điểm, ĐCSTQ không thể làm gì hơn với Litva. Không giống như các nước lớn, ĐCSTQ không thể sử dụng sức mạnh toàn quốc để tẩy chay Litva. ĐCSTQ có thể kích động người dân tẩy chay hàng Nhật Bản, tẩy chay hàng Mỹ, nhưng không bao giờ có thể tẩy chay được hàng hóa của Litva. Do đó, kiểu ngoại giao dọa nạt của ĐCSTQ là vô nghĩa đối với Litva. Ngoài ra, Litva cũng thấy điều đó rõ ràng hơn, và có thể nói rằng không có gì phải sợ ĐCSTQ.
Chính sách đối ngoại của ĐCSTQ thực sự rất ngu ngốc. ĐCSTQ đã quen với việc hoành hành bá đạo trong cộng đồng quốc tế, không gì khác ngoài hai thủ đoạn, đó là vung tiền và đe dọa. Lấy một số tiền để mua các nước nhỏ làm người bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc, đối với nước không bị mua chuộc thì ĐCSTQ tìm mọi cách để uy hiếp và đe dọa.
Việc ĐCSTQ muốn gây áp lực cho Litva, bản chất chính là để vớt vát lại thể diện. Hiện tại, mục đích này rõ ràng là không đạt được như kỳ vọng của ĐCSTQ. Hiện tại, cộng đồng quốc tế đang chuẩn bị thực hiện các biện pháp chống lại chế độ tà ác của ĐCSTQ. Trước tình hình đó, ĐCSTQ giống như va phải miệng súng. Hy vọng chúng ta sẽ thấy một kết quả, các mối quan hệ đối ngoại của ĐCSTQ xuất hiện xu thế thất bại như núi đổ, từ đó bắt đầu hiệu ứng domino ĐCSTQ bị quốc tế hắt hủi.
Ông Trần Quang Thành nói rằng trên thực tế, ngay từ chuyến thăm châu Âu của ông Pompeo, xu hướng toàn cầu chống lại sự bá quyền của ĐCSTQ đã bắt đầu triển khai, nhưng chưa có kết quả. Sự kiện ở Litva có thể là chất xúc tác giúp các nước EU nhanh chóng nhận ra rằng họ đã tham gia một hiệp ước với ma quỷ, và có thể thu được một số lợi ích trước mắt vào thời điểm đó, nhưng về lâu dài mà nói thì là hậu họa vô cùng.
Trọng tâm sóng gió ngoại giao của Litva lần này là Đài Loan. ĐCSTQ đã bao vây và đàn áp Đài Loan trên quy mô toàn cầu trong một thời gian dài. Đài Loan cần phải có một nhận thức mới, miễn là chính quyền tà ác ĐCSTQ này không bị lật đổ hoàn toàn, thì Đài Loan sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được. Bao gồm cả Mỹ, nếu Mỹ không đối xử với ĐCSTQ theo cùng nhận thức và khí phách mà họ đã từng đối xử với Liên Xô, thì mối đe dọa của ĐCSTQ đối với thế giới sẽ tiếp tục trong một thời gian dài.
ĐCSTQ rất khó chịu vì Đài Loan và Litva đã thành lập văn phòng ở quốc gia của nhau, ở một phương diện khác mà xét thì ĐCSTQ cơ bản không coi “Đồng thuận năm 1992” là gì. Không có ngoại giao nào dưới cường quyền, cam kết của ĐCSTQ đối với Đài Loan, Hồng Kông và thậm chí cả thế giới là một tấm séc trắng. Cộng đồng quốc tế mong đợi vị thế quốc tế của Đài Loan có thể được nâng cao, có thể trở thành một thành viên thực sự trong số các quốc gia dân chủ. Đôi khi chính Đài Loan từ chối, Đài Loan xuất phát từ góc độ chưa bao giờ chọc giận Đại Lục là điều không có gì chê trách, nhưng Đài Loan cần nhận rõ ràng rằng ĐCSTQ mới là mối đe dọa thực sự.
Ông Trần Quang Thành chỉ ra, các nước Đông Âu đã bị tàn phá bởi đảng cộng sản trước đây, họ đều có cảm thụ nỗi đau của bản thân đối với sự tà ác của chế độ chuyên chế này, bao gồm cả Cộng hòa Séc từng có một thời gian xảy ra xung đột với ĐCSTQ. Những quốc gia này rất khác với những quốc gia chỉ biết chống cộng bằng lời nói. Ở một mức độ nào đó, tầng diện lý luận và tầng diện thực tiễn là khác nhau, sở dĩ các nước Đông Âu hiểu rõ chủ nghĩa cộng sản như vậy là do có liên quan trực tiếp đến lịch sử.
Hiện tại ĐCSTQ dù ở tầng diện khoa học kỹ thuật hay tầng diện quân sự đều không cách nào so sánh với Liên Xô trước đây. ĐCSTQ đi theo mô hình phát triển kiểu ký sinh trùng, thông qua giao lưu kinh tế để trói buộc cả thế giới. Đợi khi ăn no uống đủ thì sẽ lại cắn lại ký chủ. Sóng gió ngoại giao của Litva nếu có thể khởi tác dụng đánh thức sư tử đang ngủ say thì sẽ rất có ích đối với toàn thế giới. Đối mặt với Liên Xô, Litva còn không sợ, huống hồ là ĐCSTQ. ĐCSTQ xác thực là lặp lại sai lầm, đá phải tấm vách sắt Litva này đúng là đáng đời.
Chân Du, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)
Mời xem video bản tin 14/8: WHO Peter Embarek: “Bệnh nhân số 0” có khả năng là nhân viên PTN Vũ Hán
Xem thêm:
Từ khóa Litva Dòng sự kiện Ngoại giao sói chiến Quan hệ Đài Loan - Litva