Mặc dù cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine khiến phương Tây có nhiều suy đoán về việc liệu ông Putin có tấn công Ukraine hay không, tuy nhiên khi các ngoại trưởng của G7 gặp nhau tại Liverpool (Anh) vào cuối tuần này, cuộc thảo luận về các vấn đề Trung Quốc lại là trọng tâm và rất căng thẳng.
Ngày 11 và 12/12, các ngoại trưởng G7 họp tại Vương quốc Anh. (Ảnh: Getty Images)
Theo Reuters, mối đe dọa Ukraine của ông Putin là trọng tâm chiến thuật trực tiếp của các cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ Blinken và các ngoại trưởng khác trong G7. Tuy nhiên, ông Putin 69 tuổi chỉ là tâm điểm liên quan đến những lời đe dọa ngắn hạn tại hội nghị ngoại trưởng G7, trong khi Trung Quốc là vấn đề chiến lược tại hội nghị lần này. Mỹ và các đồng minh G7 khác đang tìm kiếm một phản ứng thống nhất đối với các hành động ngày càng độc đoán của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Một quan chức tham dự hội nghị cho biết, “Đặc biệt là thảo luận liên quan đến Trung Quốc, rất, rất kịch liệt.”
Một quan chức Bộ Ngoại giao tiết lộ rằng các bộ trưởng ngoại giao đã thảo luận về tình hình ở Hồng Kông, khu vực Tân Cương và tầm quan trọng của hòa bình trên eo biển Đài Loan. Một quan chức Bộ Ngoại giao khác cho biết, “Hội nghị này rất tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Điều này thật tuyệt vời!”
Cuộc họp còn thảo luận về sự cần thiết phải hỗ trợ Litva. Sau khi văn phòng đại diện của Đài Loan tại Litva được thành lập và đưa vào hoạt động vào ngày 18/11, ĐCSTQ đã triển khai trả đũa đối với Litva. Bắc Kinh không chỉ hạ cấp hệ ngoại giao với nước này, mà còn tạm dừng các dịch vụ lãnh sự.
“Tại hội nghị cuối tuần này, chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi cảm thấy lo ngại về các chính sách kinh tế cưỡng bức của Trung Quốc (ĐCSTQ).” Ngoại trưởng Anh Liz Truss nói với các phóng viên, “và những gì chúng tôi phải làm là thiết lập phạm vi đầu tư, kinh tế và thương mại ở quốc gia dân chủ cùng chí hướng và yêu tự do.”
Báo cáo chỉ ra rằng G7 muốn cùng hành động về vấn đề Trung Quốc, nhưng sẽ không giống như một câu lạc bộ chống Trung Quốc.
Các quan chức phương Tây nói rằng nhóm G7 vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, ảnh hưởng kinh tế khoảng 40.000 tỷ đô la Mỹ, bao gồm 3 trong số 5 cường quốc hạt nhân chính thức trên thế giới.
Các quan chức cho biết, G7 sẽ thực hiện các hành động phối hợp để chống lại thông tin sai lệch của ĐCSTQ, đồng thời hỗ trợ những quốc gia rơi vào mạng lưới bẫy nợ toàn cầu của ĐCSTQ.
Ngày 8/12, Canada đã cùng Úc, Anh và Mỹ đã tiến hành tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Nhật Bản và Đức vẫn chưa đưa ra quyết định. ĐCSTQ đã tuyên bố rằng “sẽ khiến các quốc gia này phải trả giá.”
Đối với việc Nga tăng cường quân sự ở biên giới Ukraine, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đã thảo thuận nếu Nga đưa ra lựa chọn rất tồi tệ thì các nước phương Tây sẽ có những hành động nào, hiện tại có rất nhiều sự đồng thuận tại cuộc họp giữa các nước G7.
Phương Tây lo ngại rằng Nga có thể đang chuẩn bị tấn công Ukraine. Còn Điện Kremlin phủ nhận kế hoạch xâm lược Ukraine, nhưng yêu cầu phương Tây cung cấp các đảm bảo an ninh ràng buộc về mặt pháp lý để đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng thêm về phía đông.
Theo báo cáo của các hãng truyền thông, các ngoại trưởng G7 cũng sẽ đưa ra một tuyên bố chung vào Chủ nhật nhằm tìm cách ngăn cản Điện Kremlin thực hiện các hành động quân sự nhằm vào Ukraine.
Theo Cao Tĩnh, Epoch Times
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…