Hôm thứ Tư (31/7), Đức đã cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động tấn công mạng đối với Văn phòng Bản đồ và Khảo sát đất đai Liên bang (BKG) của Đức, cho rằng đó là hoạt động gián điệp. Lần gần nhất trước đó mà Đức triệu tập Đại sứ Trung Quốc là năm 1989 sau Thảm sát tại Thiên An Môn.
Phát ngôn viên Sebastian Faeser của Bộ Ngoại giao Đức cho biết, Chính phủ Đức đã nhận được “thông tin thuyết phục từ các cơ quan tình báo của chúng tôi”, chỉ ra nguồn gốc của các cuộc tấn công mà Văn phòng Bản đồ và Khảo sát đất đai Liên bang (BKG) phải gánh chịu vào năm 2021 là từ Trung Quốc, nhà chức trách nước này thực hiện “vì mục đích gián điệp”.
“Cuộc tấn công mạng nghiêm trọng nhằm vào một cơ quan liên bang cho thấy hoạt động gián điệp kiểu này từ Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể gây hại như thế nào”, Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser trong một tuyên bố đã kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt tấn công mạng như vậy.
Bà nói: “Những cuộc tấn công mạng này đe dọa chủ quyền kỹ thuật số của Đức và châu Âu”.
Bà Faeser từ chối nêu chi tiết chi nhánh nào của ĐCSTQ chịu trách nhiệm, bà nói lần trước đó một đại sứ Trung Quốc được triệu tập là sau vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989.
Trong trường hợp năm 2021, Bộ Nội vụ Đức cho biết một phần mạng của Văn phòng Bản đồ và Khảo sát đất đai Liên bang đã bị xâm phạm, phía chuyên gia mạng của Đức đã thành công vô hiệu hóa kẻ tấn công. Văn phòng Bản đồ và Khảo sát đất đai của Liên bang Đức là cơ quan cung cấp dữ liệu địa lý, đã thực hiện một loạt biện pháp để tăng cường bảo mật công nghệ thông tin.
Bộ An ninh Đức tính toán rằng ĐCSTQ sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động gián điệp “do nhà nước điều hành”. Faeser nói: “Kết quả là chúng tôi đang kiên quyết giải quyết những mối đe dọa này và đã tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ của mình”.
Hãng tin AP đưa tin Đức đổ lỗi cho ĐCSTQ về vụ tấn công mạng, nêu bật các mối đe dọa an ninh do ĐCSTQ gây ra làm gia tăng căng thẳng quan hệ Đức – Trung Quốc.
Tháng 4 năm nay cảnh sát Đức đã bắt giữ 3 người bị tình nghi làm gián điệp cho ĐCSTQ, họ bị cáo buộc cố gắng chuyển giao thông tin tình báo kỹ thuật có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Trong cùng thời điểm, trợ lý của một thành viên nổi tiếng người Đức trong Nghị viện châu Âu cũng bị bắt vì tình nghi làm gián điệp cho ĐCSTQ.
Ba tuần trước, Đức cho biết bắt đầu từ năm 2026 sẽ cấm sử dụng các thành phần chính do các công ty Trung Quốc Huawei và ZTE sản xuất trong lõi mạng 5G của Đức, kế hoạch thực hiện theo hai bước.
Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz năm ngoái đã vạch ra một chiến lược quan hệ với Trung Quốc, bao gồm những lo ngại về việc Đức phải đối mặt với “cạnh tranh có hệ thống” từ Trung Quốc và giảm thiểu rủi ro cần thiết của sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Kết quả động thái này là phản ứng bất bình từ phía Bắc Kinh.
Theo Lý Ngôn, Epoch Times
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…