Máu và nước mắt của lao động nước ngoài đằng sau sân vận động World Cup ở Qatar

Mặc dù đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc không tham dự World Cup, nhưng các phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nói rằng các yếu tố Trung Quốc tại World Cup ở Qatar có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như Sân vận động Lusail do Trung Quốc xây dựng. Tuy nhiên, một báo cáo nhân quyền tiết lộ rằng quá trình xây dựng sân vận động có liên quan đến bạo lực ngược đãi người lao động nước ngoài, tình trạng vi phạm quyền lao động là nhiều nhất trong số tất cả các dự án sân vận động thể thao ở Qatar.

Xây dựng sân vận động ở Qatar. (Ảnh chụp màn hình video Human Right Watch)

Sân vận động Lusail là sân vận động chính của World Cup 2022 tại Qatar, được xây dựng bởi Tập đoàn Quốc tế Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC). CRCC gọi Sân vận động Lusail là một dự án mang tính biểu tượng của “Vành đai và Con đường”.

Mô hình 3D sân vận động Lusail. (Nguồn: Gappzz/ Shutterstock)

Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ gọi Sân vận động Lusail là “danh thiếp vàng” do Trung Quốc sản xuất, nhưng một báo cáo nhân quyền do Equidem, một tổ chức nhân quyền lao động quốc tế có trụ sở tại London, tiết lộ rằng dự án này đầy máu, nước mắt và gian khổ của lao động người nước ngoài.

Báo cáo này được phát hành vào tháng 11 năm nay, thông qua các cuộc phỏng vấn với những người lao động nước ngoài, cho biết những người lao động nước ngoài này bị xâm phạm và tước đoạt các quyền và lợi ích hợp pháp như thế nào. Hầu hết những công nhân này đến từ Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Philippines.

Báo cáo tiết lộ rằng việc xây dựng các sân vận động mới dùng cho World Cup 2022 của Qatar có tồn tại vấn đề xâm phạm quyền và lợi ích của người lao động nước ngoài nghiêm trọng. Chẳng hạn như ngược đãi bạo lực, trừ lương và buộc lao động làm quá giờ mà không được trả lương làm thêm giờ. Thông tin được cung cấp bởi báo cáo cho thấy các vấn đề tại Sân vận động Lusail đặc biệt nổi cộm.

Báo cáo: Nhiều chiêu trò xâm phạm quyền và lợi ích của lao động

Báo cáo cho biết các công nhân tại Sân vận động Lusail thường cho biết họ đã từng bị tra tấn. Một công nhân đến từ Kenya nói với Equidem tại Qatar vào tháng trước: “Các giám sát viên đánh đập chúng tôi trước mặt những người khác, gây áp lực và buộc chúng tôi phải làm việc nhanh hơn và hoàn thành trong thời gian họ muốn.”

Một công nhân người Kenya khác cho biết anh làm việc 14 giờ mỗi ngày tại sân vận động Lusail. Hơn 2 năm nay, tôi không được trả một ngày lương làm thêm giờ nào.

Về giờ làm việc của công nhân, trong các báo cáo của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ, mô tả của Công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc về việc xây dựng Sân vận động Lusail là hoàn toàn khác. Báo cáo nêu rõ: “Nhiệt độ môi trường ở Qatar rất cao. Khi nhiệt độ đạt đến mức nhất định, công nhân của chúng tôi phải luân phiên thay phiên nhau nghỉ ngơi. Đôi khi vào ngày nắng nóng, thời gian làm việc không quá 2 giờ. Đây là quy định của Qatar, và chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt. Đến lúc nghỉ ngơi thì phải nghỉ ngơi.”

Phần tóm tắt của báo cáo của Equidem trích dẫn một cuộc phỏng vấn với một công nhân người Nepal, nội dung nói những gì anh trải qua khi làm việc tại Sân vận động Lusail. Công nhân này đã được Equidem phỏng vấn ở Nepal vào tháng 7 năm nay.

Ông nói: “Chúng tôi buộc phải tiếp tục làm việc. Có một lần, trước khi người của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đến thị sát sân vận động Lusail, khi đó các công nhân đã có mặt tại đó. Các công nhân đã chứng kiến ​​những cái chết và những tai nạn khác trên công trường, nhưng nếu công nhân phản ứng với những điều này, chủ lao động HBK có nguy cơ bị thu hồi giấy phép. Để tránh điều này, công nhân đã được đưa đi một hoặc hai giờ trước khi FIFA đến, và không có ai trên công trường…”

Anh cũng nói rằng HBK cũng đã đặt chuông báo cháy trước khi nhân viên FIFA đến, để tập hợp công nhân, rồi dùng xe bus lớn để đưa họ đi. Sau khi nhân viên FIFA rời đi, các công nhân lại được đưa trở lại. Sau một vài lần, các công nhân trốn ở lại, hy vọng có cơ hội khiếu nại với nhân viên FIFA. HBK bắt đầu kiểm tra, nếu phát hiện ai trốn sẽ bị đuổi về nước hoặc trừ lương.

Báo cáo tóm tắt thực tế rằng lao động nước ngoài đã bị xâm phạm quyền và lợi ích trong quá trình xây dựng Sân vận động Lusail, có 22 phương diện, có thể nói là rất nhiều chiêu trò. Trong số 6 địa điểm thể thao còn lại ở Qatar, nơi có nhiều người vi phạm nhất là 17 phương diện và ít nhất chỉ có 1.

Phân tích: Công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc khó có thể trốn tránh trách nhiệm

Tên đầy đủ của HBK là Hamad Bin Khalid Contracting Co. W.L.L. Phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ “Kinh tế Tài chính Thế kỷ 21” đã đăng một cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Lý Trùng Dương (Li Chongyang), tổng giám đốc của CRCC vào ngày 18/11. Ông Lý đã đề cập trong cuộc phỏng vấn rằng CRCC và HBK đã “thành lập một liên doanh chặt chẽ” để cùng thi công. Ông nói rằng HBK là một trong những công ty xây dựng quy mô lớn mạnh nhất ở Qatar, và “hợp tác với các công ty địa phương là hướng đi chung được hỗ trợ bởi sáng kiến ​​’Vành đai và Con đường’.”

Liên quan đến tình trạng ngược đãi và bóc lột lao động nước ngoài tại sân vận động Lusail, chuyên gia xây dựng Hạ Nhất Phàm (Xia Yifan) nói với phóng viên của Epoch Times vào ngày 28/11: CRCC là tổng thầu và không thể không chịu trách nhiệm. “Trên thực tế, trong ngành xây dựng kỹ thuật quốc tế, mặc dù các công ty Trung Quốc thắng thầu với giá thấp trong hầu hết các trường hợp, nhưng họ cũng là những người có mánh khóe nhất và có tiếng xấu nhất. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất là đối xử tệ với công nhân – lương thấp, bảo vệ lao động thấp”.

“Tuy nhiên, tôi không nghĩ CRCC sẽ để lại lỗ hổng pháp lý. Bởi vì các công ty địa phương này có các kênh để tránh rủi ro.”

Ông Hạ Nhất Phàm cũng cho biết: “Nếu dự án ở Mỹ và các quốc gia khác, hoặc công nhân đến từ các nước khác như Mỹ, thì vấn đề này sẽ không xảy ra, bởi vì CRCC không thể gánh chịu hậu quả của việc hạ thấp lương công nhân, chứ đừng nói đến lạm dụng công nhân đến chết.”

Trong công tác quản lý xây dựng Sân vận động Lusail vẫn còn tồn tại việc chỉ mang tính ứng phó, dẫn đến vấn đề sự cố về an toàn khiến lao động tử vong. Trong báo cáo của Equidem, một lao động người Nepal làm công việc giàn giáo tại Sân vận động Lusail cho biết: “Khi FIFA đến, công trường rất sạch sẽ, công nhân được yêu cầu mặc quần áo bảo hộ cần thiết; nhưng sau khi những người này rời đi, họ đã buông lỏng hơn rất nhiều.”

Một công nhân khác đến từ Nepal nói với Equidem rằng tại Sân vận động Lusail, một công nhân đến từ Bangladesh đã rơi xuống tử vong từ độ cao của tầng 5 vào tháng 3/2019; vào năm 2021, một công nhân khác đến từ Trung Quốc đã rơi từ độ cao khoảng 25 mét và tử vong ngay tại chỗ, nghe nói rằng anh ấy đã không thắt dây an toàn.

Trong mắt CRCC, Sân vận động Lusail là một dự án mang tính dấu mốc của “Vành đai và Con đường”, ông Hạ Nhất Phàm cho rằng ĐCSTQ về cơ bản đang xuất khẩu các giá trị tham nhũng và khủng hoảng kinh tế do thừa năng lực sản xuất giá thấp, từ đó đạt được mục đích cướp bóc kinh tế.

Tư Tề và Giai Nghi

Published by
Tư Tề và Giai Nghi

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

44 giây ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

7 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

17 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

22 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

22 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

32 phút ago