Chính quyền Biden hôm thứ Sáu (28/5, giờ Mỹ) đã ban hành lệnh cấm ngay lập tức nhập khẩu hàng loạt các sản phẩm hải sản do một công ty Trung Quốc khai thác và chế biến.
Các quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ hôm 28/5 đã loan báo rằng các nhà điều tra hải quan Mỹ sẽ không cho phép nhập khẩu cá ngừ, cá kiếm và các sản phẩm hải sản khác từ đội tàu đánh cá của Công ty Đại Dương Đại Liên, Trung Quốc sau khi phát hiện các công nhân của công ty này, chủ yếu là người Indonesia, là nạn nhân của nạn lao động cưỡng bức theo 11 tiêu chí về các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Bốn ngư dân Indonesia vào năm ngoái đã thiệt mạng trong khi làm việc trên các tàu đánh bắt hải sản của Công ty Đại Dương Đại Liên. Ba trong 4 thi thể nạn nhân đã bị ném xuống biển, theo The Jakarta Post, tờ nhật báo của Indonesia.
>>Ngư dân Indonesia trên tàu cá Trung Quốc bị bóc lột 21 giờ/ngày
Với thông báo hôm 28/5, đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ cấm nhập các sản phẩm hải sản từ toàn bộ đội tàu của một công ty nước ngoài, trong trường hợp này là 32 tàu.
Phát biểu hôm 28/5, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas cho hay: “Lao động cưỡng bức là một dạng thức của chủ nghĩa nô lệ hiện đại, tiêu biểu cho những hành vi lạm dụng nhân quyền khủng khiếp, trong đó có các hành vi tương đồng với chủ nghĩa nô lệ, chẳng hạn như bạo lực thể chất, bạo lực tình dục và ăn chặn tiền lương, ngoài ra còn bao gồm bóc lột lao động. Những hành vi lạm dụng này vi phạm các bộ luật lao động quốc tế và các quyền con người phổ quát, các nạn nhân của nạn lao động cưỡng bức đến từ tất cả các thành phần xã hội, và bị nhắm mục tiêu ở nhiều ngành, cả trong nội địa và quốc tế, các doanh nghiệp tội phạm bóc lột công nhân thông qua hành vi cưỡng bức lao động với một lý do là vì lợi nhuận”.
Lệnh cấm nêu trên có hiệu lực ngay lập tức, nhưng dường như nó có thể không gây ảnh hưởng đáng kể lên mặt hàng hải sản nhập khẩu của Mỹ. Trong năm tài khóa 2020, công ty Đại Liên đã xuất sang Mỹ số lượng hải sản trị giá khoảng 233.000 USD, nhưng họ đã không tiếp tục xuất tiếp kể từ khi bắt đầu năm tài khóa 2021 (từ tháng 10/2020), do công ty này đang nộp đơn xin phá sản. Các quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ nói rằng họ lựa chọn áp đặt biện pháp cấm nhập khẩu vào thời điểm này bởi vì họ “đã đang thấy những dấu hiệu hành vi” vi phạm mà công ty này có thể lại thực hiện.
Năm ngoái, Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) – cơ quan trực thuộc Bộ An ninh Nội địa và được giao nhiệm vụ điều tra tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ – đã loan báo 13 lệnh cấm áp đặt lên các công ty và chính phủ mà các nhà điều tra CBP phát hiện lao động cưỡng bức, lạm dụng thể chất người lao động, đặt họ vào tình huống nguy hiểm và trả lương thấp. Khi những lệnh cấm đó có hiệu lực, các quan chức CBP tại các cửa khẩu năm ngoái đã triển khai thu giữ các hàng hóa của các công ty và chính phủ vi phạm, thu được số lượng hàng hóa trị giá 50 triệu USD.
Gần 8 tháng tính đến năm 2021, các nhà điều tra CBP đã thu giữ 550 chuyến hàng bị nghi ngờ do lao động cưỡng bức làm ra, trị giá 71,5 triệu USD. Trong đó, riêng năm 2021, CBP ban hành 5 lệnh thu giữ hàng hóa vi phạm.
Như Ngọc (Theo Washington Examiner)
Xem thêm:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…