Như chúng ta đã biết, chính phủ Mỹ đã đóng cửa được một thời gian. Ngoài các vấn đề chính trị đang là mối bất hòa dai dẳng giữa tổng thống Trump và Đảng Dân chủ, việc chính phủ đóng cửa này còn gây hao tốn chi phí to lớn.
Nhìn thoáng qua, việc “đóng cửa” chính phủ dường như là cách tốt để tiết kiệm tiền: các cơ quan không hoạt động và cũng không tốn tiền thuế của dân. Nhưng lịch sử đã cho thấy rằng, để chính phủ hoạt động thực ra lại ít tốn kém hơn.
Khi chính phủ ngừng hoạt động, nhiều nhân viên sẽ không đi làm. Tuy tạm nghỉ ở nhà nhưng họ vẫn sẽ được trả lương sau khi chính phủ hoạt động lại.
“Họ sẽ đều nhận được tiền và tôi nghĩ họ sẽ đều vui vẻ,” Tổng thống Trump nói vào ngày 9/1, khi được hỏi ông có thông điệp gì cho các nhân viên tạm nghỉ.
Dưới thời ông Obama, chi phí trả lương hoàn lại cho nhân viên tổng cộng lên tới 2,5 tỷ USD – mà lần đó chính phủ chỉ ngừng hoạt động trong 16 ngày (hiện tại là 20 ngày).
Thứ hai, các địa điểm mang lại doanh thu cho chính phủ cũng ngưng hoạt động, nhất là các công viên quốc gia. Ví dụ chỉ tính riêng công viên Joshua Tree đã mất khoảng 7 triệu USD trong lần chính phủ đóng cửa năm 2013.
Người dân Mỹ vẫn được kỳ vọng sẽ khai báo thuế thu nhập cá nhân trước ngày 15/4. Nhưng Sở Thuế Vụ (IRS) đã cho nhân viên thu “nợ thuế” (back taxes) tạm nghỉ, như vậy chính phủ sẽ mất một phần doanh thu.
Ngoài ra chính phủ cũng sẽ phải trả lãi cho các khoản thanh toán (cho nhà thầu) bị trì hoãn, tất cả đều là thiệt hại về mặt tài chính, mà con số này đang ngày càng tăng lên sau mỗi ngày đóng cửa.
Việc đóng cửa càng kéo dài lâu thì nền kinh tế càng bị ảnh hưởng, và ngân sách càng bị thâm hụt.
Khoảng 800.000 nhân viên sẽ không được trả lương trong thời gian trước mắt, làm cho họ chi tiêu ít hơn. Dẫn tới số xe bán ra ít hơn, số thực phẩm tiêu thụ giảm, số tiền thuê nhà bị quá hạn tăng lên v.v….
>> Trump: Mỹ đóng cửa chính phủ là trò chơi chính trị của Đảng Dân chủ
Hiện tại, 9 trên 15 bộ chính phủ đã ngừng hoạt động, hàng chục cơ quan cũng được cho nghỉ ngơi, khoảng 75% dịch vụ của chính phủ hoạt động cầm chừng.
Hơn 420 nghìn nhân viên liên bang đang làm việc mà không có lương, bao gồm FBI, ATF, DEA, CBP và Bộ Ngoại giao, Bảo vệ bờ biển, IRS, Bộ An ninh nội địa.
Các sân bay vẫn phải duy trì hoạt động, mặc dù số nhân viên của Tổ chức An ninh vận chuyển Hoa Kỳ (TSA) báo bệnh đã tăng đột xuất. Có thể là trùng hợp, hoặc có lẽ một số người vẫn thích ở nhà hơn nếu họ không nhận được thu nhập…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…