Mỹ, Nhật lên kế hoạch thay thế “Vành đai và Con đường” tại Ấn Độ-Thái Bình Dương

Theo tờ Nikkei Asia, Nhật Bản và Mỹ sẽ phác thảo các hướng dẫn về hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, gồm mạng không dây 5G và năng lượng hydro tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và những nước khác như một đối trọng với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Hợp tác Mỹ – Nhật (Ảnh: White House Photo, D. Myles Cullen)

Trước cuộc gặp tại Washington hôm 16/4 tới đây giữa Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga và ông Joe Biden, hai nước đồng minh được cho là sẽ đề ra mục tiêu mở rộng hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài. Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận việc xúc tiến mạng không dây tốc độ cao thế hệ thứ năm và năng lượng sạch trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Bằng cách vạch ra một khuôn khổ rõ ràng cho các tổ chức và doanh nghiệp làm theo, Tokyo và Washington đặt mục tiêu thu hút sự tin cậy từ các nước trong khu vực và giành lợi thế trong cuộc đua tạo ảnh hưởng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương trước sự cạnh tranh từ Bắc Kinh, theo tờ Nikkei.

Hướng dẫn sẽ bao gồm các điều kiện tiên quyết cho đầu tư, hệ thống thực hiện các dự án và khuyến nghị về bồi dưỡng nhân tài địa phương. Hướng dẫn cũng đưa ra các  tiêu chuẩn thu mua và quy định về bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ rò rỉ công nghệ.

Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cần tới 26 nghìn tỷ đôla đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ 2016 đến 2030 để phát triển châu Á. Ví dụ, các quốc đảo Thái Bình Dương cần đường cáp biển để đẩy mạnh cơ sở hạ tầng viễn thông vốn đang còn yếu. 

Trung Quốc đã lợi dụng đòn bẩy cơ sở hạ tầng chi phí thấp để mở rộng sáng kiến “Vành đai và Con đường” tại các nền kinh tế mới nổi của châu Á.

Các nước Đông Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương có thu nhập phụ thuộc vào du lịch đã chịu một đòn mạnh do đại dịch virus corona, và một vài nước quay sang Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á do Trung Quốc đứng đầu để tìm hỗ trợ tài chính.

Bắc Kinh đã bị cáo buộc tận dụng điều này để gây sức ép ngoại giao với các nước vay nợ, được gọi là “ngoại giao bẫy nợ.” Nhiều quan ngại đã dấy lên về các nguy cơ an ninh và khí hậu tiềm ẩn do công nghệ Trung Quốc gây ra.

Công nghệ viễn thông, gồm cả 5G, đã trở thành một chiến trường trong cuộc đua giành thống trị về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây cũng được coi là một lĩnh vực đầy hứa hẹn đối với hợp tác Nhật – Mỹ. Hai đồng minh cùng đang cân nhắc hợp tác về các thành phố thông minh, theo Nikkei.

Dự kiến, hai nhà lãnh đạo Mỹ – Nhật cũng sẽ bàn về vấn đề “biến đổi khí hậu”, và cân nhắc thúc đẩy công nghệ pin thế hệ tiếp theo, cũng như năng lượng hydro ở các nước khác.

Ngân Hà

Xem thêm:

Ngân Hà

Published by
Ngân Hà

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

10 giờ ago