Thế Giới

Mỹ và Philippines ký kết thỏa thuận hạt nhân bước ngoặt

Mỹ và Philippines hôm thứ Sáu (17/11) đã ký kết một thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt cho phép Washington xuất khẩu công nghệ và vật liệu hạt nhân cho Manila, theo Reuters đưa tin. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Năng lượng Philippines Raphael Lotilla trong lễ ký kết Thỏa thuận 123 bên lề Hội nghị APEC tại San Francisco, California vào ngày 16 tháng 11 năm 2023. (Nguồn ảnh: FREDERIC J. BROWN/AFP via Getty Images)

Mỹ sẽ có thể chia sẻ thiết bị và vật liệu [hạt nhân] với Philippines khi họ xúc tiến phát triển các lò phản ứng mô-đun nhỏ và cơ sở hạ tầng năng lược hạt nhân dân sự khác”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói tại buổi lễ ký kết bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở San Francisco, tiểu bang California.

Philippines dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đang nỗ lực phát triển năng lượng hạt nhân để loại bỏ sử dụng năng lượng carbon, đồng thời thúc đẩy độc lập năng lượng quốc gia.

Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Philippines về thỏa thuận hạt nhân nêu trên, được gọi là Thỏa thuận 123, đã bắt đầu từ tháng 11/2022.

Mục 123 của Đạo luật Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ năm 1954, có tiêu đề “Hợp tác với các quốc gia khác“, thiết lập một thỏa thuận hợp tác như một điều kiện tiên quyết cho các thỏa thuận hạt nhân giữa Hoa Kỳ và bất kỳ quốc gia nào khác. Thỏa thuận như vậy được gọi là Thỏa thuận 123, theo Wikipedia.

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nói trong bài phát biểu sau khi ký kết thỏa thuận: “Chúng tôi nhìn thấy năng lượng hạt nhân sẽ trở thành một phần của hỗn hợp năng lượng của Philippines vào năm 2032 và chúng tôi rất vui mừng theo đuổi con đường này cùng với Mỹ. Năng lượng hạt nhân là một lĩnh vực mà chúng tôi có thể biểu hiện liên minh và quan hệ đối tác Philippines – Mỹ thực sự hiệu quả”.

Thỏa thuận hạt nhân nêu trên sẽ còn phải chờ Quốc hội Mỹ phê chuẩn mới chính thức có hiệu lực. Việc phê chuẩn này nhằm đảm bảo việc chuyển giao hòa bình vật liệu, thiết bị và thông tin hạt nhân tuân thủ các yêu cầu về không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tính đến cuối năm 2022, Mỹ đã ký Thỏa thuận 123 với 47 quốc gia, đảo quốc dân chủ Đài Loan và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Philippines lâu nay thường dễ bị tổn hại khi giá dầu mỏ toàn cầu biến động. Quốc gia Đông Nam Á này cũng thường bị thiếu điện theo mùa và giá điện cao.

Chính quyền của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr coi năng lượng hạt nhân là nguồn thay thế khả dĩ khi Philippines loại bỏ dần các nhà máy điện than để tuân thủ các mục tiêu khí hậu toàn cầu, đồng thời cũng thúc đẩy độc lập năng lượng.

Những nỗ lực theo đuổi năng lượng hạt nhân trước đây tại Philippines đã bị đình trệ vì quan ngại về an toàn. Nhưng, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã đang thảo luận về khả năng khôi phục nhà máy hạt nhân được xây dựng từ những năm 1980, thời kỳ quốc gia Đông Nam Á bị khủng hoảng năng lượng.

Nhà máy Hạt nhân Bataan được hoàn thành vào năm 1984 dưới thời cha của ông Ferdinand Marcos Jr làm tổng thống Philippines. Nhà máy này đã đóng cửa vào năm 1986, thời điểm Tổng thống Marcos bị lật độ, và cũng là năm xảy ra thảm hoạt hạt nhân Chernobyl tại Ukraine, khi đó còn thuộc Liên Xô.

Hải Đăng

Hải Đăng

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hải Đăng

Recent Posts

Làm thế nào một phụ nữ có thể sống mà không tiêu tiền trong suốt 10 năm?

Trong 10 năm qua, một người phụ nữ ở New South Wales, Úc đã sống…

17 phút ago

Tòa nhà sập ở Bangkok: Công ty thép có vốn Trung Quốc làm giả hơn 7.000 hóa đơn

Công ty cung cấp theo cho tòa nhà bị sập ở Bangkok bị Cục thuế…

42 phút ago

[VIDEO] Tập Cận Bình Nổi Giận Chặn Lý Gia Thành Bán Cảng Panama – Bí Mật Tranh Đấu Trong ĐCSTQ

Thương vụ bán quyền kiểm soát 2 cảng của CK Hutchison ở Panama chưa bị…

60 phút ago

Nghệ An: 11 phường, xã được đề xuất miễn giảm phí qua cầu Bến Thủy 1

UBND tỉnh Nghệ An kiến nghị miễn giảm giá dịch vụ qua Trạm BOT Bến…

1 giờ ago

Nga có thể cung cấp nhà máy điện hạt nhân nhỏ cho sứ mệnh Hỏa tinh của Musk

Nga có thể cung cấp một nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ cho sứ…

3 giờ ago

Defense News: Lần đầu tiên Hoa Kỳ bỏ qua cuộc họp viện trợ quân sự cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth sẽ không tham dự cuộc họp tiếp…

4 giờ ago