Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa lên án chính quyền Hồng Kông vì đã bắt giữ 8 chính trị gia ủng hộ dân chủ vào Chủ nhật (1/11) và thứ Hai (2/11), bao gồm 5 nhà lập pháp hiện đang tại chức, vì sự cố tranh cãi và xô xát giữa các nhà lập pháp tại cuộc họp Hội đồng Lập pháp hồi tháng 5.
Ông Pompeo nói: “Việc bắt giữ các nhà lập pháp 6 tháng sau khi xảy ra vụ việc là bằng chứng rõ ràng về sự lạm dụng thực thi pháp luật vì mục đích chính trị.”
Đây là phát biểu thứ hai của ông Pompeo trong vòng một tuần nhằm lên án làn sóng bắt giữ các nhà hoạt động và chính trị gia đối lập tại Hồng Kông.
Các vụ bắt giữ này cũng là dấu hiệu mới nhất khẳng định sự hoài nghi ngày càng tăng của Washington về việc liệu hệ thống tư pháp của Hồng Kông có còn khả năng tiến hành các thủ tục pháp lý công bằng và phi chính trị sau khi Bắc Kinh áp đặt Luật An ninh quốc gia lên Đặc khu vào cuối tháng 6.
Vụ việc được cho là nguyên nhân dẫn đến vụ bắt giữ xảy ra vào tháng 5, sau khi các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ bị cáo buộc sử dụng chiến thuật bằng thủ tục để ngăn chặn việc thông qua các đạo luật mà họ phản đối, bao gồm dự luật coi việc xúc phạm quốc ca Trung Quốc là một trọng tội.
Tại cuộc họp ngày 8/5 của Ủy ban Hạ viện, nơi đánh giá các dự luật của chính phủ trước khi toàn bộ cơ quan lập pháp bỏ phiếu thông qua, các nhà lập pháp thân Bắc Kinh đã đuổi 11 nhà lập pháp phe đối lập ra ngoài và chiếm lấy ủy ban để hòng thông qua dự luật họ ủng hộ. Tiếng la hét và đánh nhau vang lên.
Những người thân cận của các chính trị gia bị bắt giữ đã lên án chính phủ Hồng chỉ bắt giữ các chính trị gia đối lập, mặc dù cả hai bên đều đánh nhau.
Ông Pompeo gọi vụ bắt giữ các nhà lập pháp là “những ví dụ điển hình” cho thấy chính phủ Hồng Kông “không ngừng tuân theo chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc độc tài, vốn đang tìm cách phá hủy nền tự trị đã hứa dành cho Hồng Kông và phá hỏng sự tôn trọng nhân quyền tại Đặc khu này”.
Tuần trước, ông Pompeo đã lên tiếng chỉ trích “những người đại diện” của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông vì bắt giữ ba nhà hoạt động dân chủ sinh viên ở Đặc khu.
Bốn nhà hoạt động sinh viên khác được cho là đã cố gắng xin tị nạn tại lãnh sự quán Mỹ nhưng đã được người Mỹ yêu cầu rời đi, bao gồm một nhà hoạt động tự xưng là công dân Hoa Kỳ.
>> Hồng Kông: Ba nhà hoạt động sinh viên bị bắt theo Luật An ninh quốc gia
Hồng Kông ngày càng thu hút sự chú ý từ Washington trong năm qua khi quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi, đặc biệt liên quan tới Luật An ninh quốc gia gây tranh cãi.
Cả hai đảng chính trị trong Quốc hội Mỹ đã thể hiện sự thống nhất cao độ về vấn đề này khi thông qua các dự luật cho phép chính quyền Mỹ trừng phạt các quan chức của cả Hồng Kông và Trung Quốc vi phạm nhân quyền tại Hồng Kông.
Vào cuối tháng 5, vài tuần trước khi Luật An ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt tại Hồng Kông có hiệu lực, ông Pompeo chính thức thông báo rằng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không còn cấp cho Hồng Kông quy chế đặc biệt. Vào tháng 7, Tổng thống Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp có mục đích tương tự.
Bà Nabila Massrali, nữ phát ngôn viên đối ngoại của Liên minh châu Âu, nói trong một tuyên bố: “Quyết định bắt giữ một số nhà lập pháp ủng hộ dân chủ và những nhà lập pháp cũ liên quan đến vụ việc xảy ra tại phòng họp Hội đồng Lập pháp vào tháng 5 năm nay tại Hồng Kông cần được xem xét kỹ lưỡng về mức độ tương xứng đối với hành vi bị cáo buộc.”
Bà Massrali nói thêm: “EU sẽ theo dõi chặt chẽ việc xử lý các trường hợp này của chính quyền Hồng Kông, đảm bảo rằng các nguyên tắc dân chủ và việc tôn trọng nhân quyền phải được bảo vệ và việc xét xử công bằng là nguyên tắc chính của luật pháp.”
Ngân Hà (theo SCMP)
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…