Người Hồng Kông: Các hình thức tra tấn tàn bạo trong nhà tù Đại Lục
- Tùng Nhi
- •
Ở Trung Quốc Đại Lục việc tra tấn tàn khốc đến mức nào? Mới đây, một người Hồng Kông từng thụ án tại Đại Lục đã nhận lời phỏng vấn độc quyền với tờ Apple Daily để phân tích cơ cấu và vạch trần bức màn đen của trại giam. Một cư dân Hồng Kông với bút danh A Mộc cho biết, anh đã tận mắt nhìn thấy một căn phòng biệt giam và biết được rằng đó là một căn phòng có ván đóng đinh để “hành quyết”. Bên trong có một tấm gỗ giống như cây thánh giá. Trong thời gian này, họ không được cử động hoặc đi vệ sinh, nhằm mài mòn ý chí của con người, “thường chỉ sau 2, 3 ngày là suy sụp”.
Không giống như 48 giờ giam giữ ở Hồng Kông, Đại Lục cho phép kéo dài thời gian giam giữ vô thời hạn. Các tổ chức nhân quyền đều chỉ ra rằng không thể nghi ngờ chuyện ĐCSTQ đã sử dụng việc tra tấn trong các trại giam nhằm đạt được mục đích kết tội.
Nhà tù nhỏ hẹp đông đúc, phạm nhân bị tra tấn
A Mộc ra vào trại giam, nhà tù Đại Lục và biết mọi thứ bên trong. Anh cho biết, cảnh sát vũ trang chịu trách nhiệm ở bên ngoài trại giam, còn việc quản lý bên trong trại giam là trách nhiệm của công an. Trại giam là cơ quan công an có cổng sắt. Sau khi xuống xe tù, vượt qua kiểm tra an ninh, phạm nhân sẽ được đưa vào buồng tạm giam.
Lần cuối cùng A Mộc bị giam giữ trong vòng 6 tháng. Anh nói, “Điều đầu tiên tôi nhìn thấy là một khu trống không. Sau khu trống không, tôi sẽ thấy nhà giam chính. Khoảng 30 người đang ở bên trong nơi chật hẹp này.” Khu trống không là nơi thoáng đãng, có thể ăn uống và tắm rửa.
Không giống như Hồng Kông, tù nhân không ngủ trên giường riêng, mà là giường chung. “Không phải mỗi người một giường như Hồng Kông… Họ ngủ trên một chiếc giường chung”, một chiếc giường lớn bằng gỗ, nơi hàng chục người ngủ chen chúc cùng nhau. Đôi khi những nhà tù có sức chứa 20 người lại giam quá 30 người. Một số người ngủ dưới đất, dù vậy họ vẫn chen chúc nhau.
Sống tuyệt vọng trong không gian chật hẹp của nhà tù mỗi ngày là một cực hình. “24 giờ một ngày, trừ khi gặp luật sư, thẩm vấn, hoặc phải ra ngoài, nếu không bạn chỉ có thể ở trong nhà giam, nhằm ngăn cản mọi người thông đồng với nhau.”
Ông Hoàng Sa, luật sư Đại Lục, đã tiến hành một cuộc điều tra về trại giam vào năm ngoái. Thông qua luật sư của mình, ông đã phân phát bảng câu hỏi cho 101 người bị giam giữ ở nhiều tỉnh khác nhau trên toàn quốc. Có tới 90 người cho rằng không gian trong trại giam đông đúc, gần 30 người trong số họ cảm thấy rất chật chội. Ông Hoàng Sa trích dẫn “Tiêu chuẩn xây dựng trại giam” nói rằng, các nhà tù thông thường chỉ có thể chứa tối đa 16 người.
Có tiền, có quan hệ, trong trại giam cũng sẽ có đặc quyền
A Mộc nói rằng họ thỉnh thoảng sẽ tham gia các lớp học cải tạo tư tưởng, lắng nghe tinh thần của Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 19, ca ngợi Đảng Cộng sản, v.v.
Khu vực trống của trại giam không chỉ là nơi ăn uống mà còn là nơi tắm rửa. Nhà chức trách khẳng định rằng có nguồn cung cấp nước nóng nhưng nguồn cung có hạn. Chỉ những “người đứng đầu buồng giam” hoặc người già giúp cảnh sát trông coi những người bị giam giữ khác mới được sử dụng. Cảnh sát sợ rằng người già sẽ chết vì bệnh tim.
Về thức ăn trong trại giam, A Mộc mô tả nó như thứ rác rưởi, nhìn không muốn ăn.
A Mộc tiết lộ rằng ở trại giam Đại Lục, “Có quyền thế và mối quan hệ thì việc gì cũng làm được”. Các cảnh sát trong trại giam sẽ chủ động để ý xem ai có “gia thế” để đòi hỏi gia đình họ, có tiền thì chuyện gì cũng xong. “Họ có thể mua thịt xiên, mì Nhật Bản Ramen, McDonald, giò heo, tất cả đều dựa vào quan hệ.” A Mộc cho biết, để được hưởng những đặc quyền như vậy, họ phải “hiếu kính” gần 10.000 nhân dân tệ (khoảng 34,5 triệu VNĐ) một tháng cho trại giam.
https://trithucvn2.net/trung-quoc/vu-khi-dieu-khien-nao-cua-tq-no-tra-tan-cho-den-khi-ban-guc-nga.html
Vô số phương pháp tra tấn
Trong trại giam cũng không tránh khỏi bị sỉ nhục, bị tra tấn, đeo xiềng xích, còng tay, còng chân trói vào nhau khiến việc di chuyển đều khó khăn.
Tra tấn chính là việc bị sỉ nhục trong trại giam ở Đại Lục. A Mộc tận mắt nhìn thấy một phòng biệt giam, sau đó mới biết đó là một căn phòng có ván đóng đinh để “hành quyết”. Đó là một nhà kho trống rỗng, trong đó có một tấm gỗ giống như cây thánh giá. Hai chân bị buộc trên đó, không thể cử động, cũng không cho xuống đi vệ sinh, xem bạn có thể chịu đựng được bao lâu, “thường chỉ sau 2, 3 ngày là suy sụp.”
Có vô số phương pháp tra tấn trong trại giam ở Đại Lục. Sau khi bị bắt vào năm 2015, luật sư nhân quyền Tạ Dương đã phải ngồi “xích đu” trong thời gian bị giam giữ. Anh phải ngồi thẳng lưng và không được cử động, hễ cử động sẽ bị đánh. Cô Trương Ngũ Châu, nhà hoạt động nhân quyền ở Quảng Châu, cũng bị bắt, bị tra tấn, chân và tay của cô bị móc lại như một quả bóng tròn.
Quách Văn Kiệt, một cựu nhân viên của lãnh sự quán Anh ở Hồng Kông, đã bị giam giữ tại Thâm Quyến trong chiến dịch chống Dự luật Dẫn độ. Anh phải đối mặt với nhiều hình thức tra tấn, gồm cả việc đầu bị chụp vải đen, hai tay bị treo lên, ngồi ghế vô hình (tư thế giống như ngồi trên ghế, nhưng thực tế bên dưới không có ghế) và bị tra hỏi trên ghế cọp trong lồng, bị không cho ngủ, bị đánh bằng dùi cui sắc nhọn vào các bộ phận dễ tổn thương như mắt cá chân, bị đánh vào mặt và miệng. Trong cuộc phỏng vấn, anh thú nhận rằng anh đã bị tra tấn đến suy sụp tinh thần và khóc lóc thảm thiết. Sau đó các nhân viên An ninh Quốc gia đã nhân cơ hội này “thi ân” cung cấp thực phẩm, tẩy não anh để lấy thông tin.
Cô Vương Á Thu, một nhà nghiên cứu của Cục Giám sát Nhân quyền Trung Quốc, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết cách đây 5 năm, tổ chức này đã công bố một báo cáo điều tra và truy tìm nhiều người đã bị tra tấn ở Trung Quốc Đại Lục, thì phát hiện ra rằng công cụ tra tấn phổ biến nhất của ĐCSTQ là chiếc ghế đẩu cọp bằng sắt.
“Ghế cọp là một công cụ do ĐCSTQ phát minh, khiến bạn giữ nguyên một tư thế trong suốt thời gian dài mà không được phép cử động. Bạn sẽ không thể nhìn thấy vết thương, như vết thương hay vết bầm tím khi bị đánh. Không thể cử động sẽ khiến bạn rất khó chịu. Bạn không được cử động trong một tư thế rất khó chịu.”
Cô Vương cho biết, để tăng tỷ lệ kết án, cảnh sát Đại Lục sử dụng hình thức tra tấn tàn bạo. Điều này đã gây ra nhiều vụ án oan. Hiện có nhiều bằng chứng cho thấy nạn nhân thừa nhận tội khi họ không thể chịu đựng được việc tra tấn.
Ngoài việc giam giữ những người bất đồng chính kiến trong các trại giam, những năm gần đây, ĐCSTQ cũng sử dụng “các khu cư trú được chỉ định”, tức là các khu nhà được chỉ định để giám sát dân cư. Cô Vương thẳng thừng nói: “Tôi không biết mọi người bị giam ở đâu. Toàn bộ tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Không thể phủ nhận rằng, họ (ĐCSTQ) đã phát minh ra một hình thức bức cung còn đáng sợ hơn.”
Tùng Nhi
Xem thêm:
https://trithucvn2.net/trung-quoc/tq-10-cach-tra-tan-vo-nhan-dao-trong-nha-tu-nu-tinh-giang-tay.html
https://trithucvn2.net/the-gioi/ngoai-truong-my-toi-viet-nam-khien-dcstq-lo-ngai.html
Từ khóa Trung Quốc Đại lục Dòng sự kiện Tra tấn trong tù