Quan điểm tiêu cực về TQ tăng vọt trong bối cảnh đại dịch và ngoại giao sói chiến

Trong bối cảnh virus corona Vũ Hán (COVID-19) tiếp tục tàn phá thế giới và Trung Quốc thực thi “ngoại giao sói chiến”, một cuộc thăm dò ý kiến mới của Pew cho thấy công dân tại các quốc gia được khảo sát ngày càng có cái nhìn tiêu cực về chế độ cộng sản Trung Quốc, trong đó mức độ tiêu cực ở 9 quốc gia đạt cao nhất từ trước đến nay.

Hôm thứ Ba (6/10), Trung tâm Nghiên cứu Pew đã công bố kết quả cuộc thăm dò ý kiến đánh giá về Trung Quốc của công dân tại hơn một chục quốc gia, cho thấy số người có quan điểm tiêu cực về chế độ chuyên chế này đã gia tăng đáng kể. Úc là nước mà người dân có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc tăng mạnh nhất với 81%. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ,  ý kiến tiêu cực về Trung Quốc đã tăng thêm 20% kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ 10/6 đến 3/8 đã nhận được phản hồi từ 14.276 người tại 14 quốc gia trên khắp thế giới. Cuộc khảo sát cho thấy hơn phân nửa số người tại mỗi quốc gia được khảo sát có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc, đặc biệt tại một số quốc gia, tỉ lệ này đã vượt qua 75%.

Trong 14 quốc gia được khảo sát, Nhật Bản là nước có tỷ lệ người dân được hỏi có nhận thức tiêu cực về Trung Quốc ở mức cao nhất là 86%. Kế tiếp là Thụy Điển 85%; theo sau là Úc (81%); Đan Mạch (75%); Hàn Quốc (75%), Anh (74%); Hoa Kỳ (73%); Canada (73%); Hà Lan (73%); Đức (71%); Bỉ (71%); Pháp (70%); Tây Ban Nha (63%); và Ý (62%).

Cuộc thăm dò cũng cho thấy tỷ lệ người dân tại 9 quốc gia có nhận thức tiêu cực về Trung Quốc, bao gồm Úc, Anh, Đức và Hoa Kỳ, đã đạt một mức cao mới kể từ khi Trung tâm Nghiên cứu Pew bắt đầu thực hiện khảo sát hơn 10 năm trước đây. Trong số các quốc gia này, thay đổi đáng kể nhất là Anh với mức tăng 60% kể từ năm 2006.

>> Khảo sát 14 quốc gia cực ghét ĐCSTQ, Hồ Tích Tiến lên tiếng

Khi virus corona tiếp tục hoành hành khắp toàn cầu, ngoại trừ Trung Quốc với số ca nhiễm bệnh được cho là đã giảm xuống đến “0”, thái độ của người dân thế giới đối với Bắc Kinh đã nhanh chóng xấu đi. Cuộc thăm dò cho thấy chỉ trong một năm qua, tỷ lệ số người Úc có quan điểm “không ưa” đối với Trung Quốc đã tăng 24%, Anh tăng 19%, còn Thụy Điển, Hà Lan và Đức đều tăng 15%.

Khi được hỏi về cách xử lý đại dịch của Trung Quốc, trung bình 61% số người được hỏi tại các quốc gia được khảo sát tin rằng “Trung Quốc đã xử lý quá tệ khi đối phó với nạn dịch virus corona.” Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, hơn 70% người dân Nhật Bản, Hàn Quốc, và Úc rất thất vọng trước cách xử của Bắc Kinh và 40% nói rằng Trung Quốc đã “thực hiện công việc rất tệ.”

Cuộc thăm dò cũng cho thấy sự bất mãn đối với cách xử lý đại dịch của Bắc Kinh đã ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của những người được khảo sát đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong số 14 quốc gia được khảo sát, trung bình 78% số người được hỏi nói rằng họ “không tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm điều đúng đắn đối với các vấn đề quốc tế.”

Thuật ngữ “chiến binh sói” đề cập đến một bộ phim tuyên truyền của Trung Quốc miêu tả những người lính Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) chiến đấu với lính đánh thuê nước ngoài do nhân vật tên Tom Cat chỉ huy. Thuật ngữ này đã được sử dụng trong lĩnh vực ngoại giao của Trung Quốc để miêu tả một chiến thuật mới được dùng để đả kích mạnh mẽ những người chỉ trích trên mạng.

Kết quả cuộc thăm dò cho thấy rõ ràng rằng việc Trung Quốc áp dụng “ngoại giao chiến binh sói” để chống lại sự lên án của quốc tế đối với việc xử lý đại dịch tệ hại của mình đã thất bại một cách ngoạn mục.

Gia Huy (theo Taiwan News)

Xem thêm:

Gia Huy

Published by
Gia Huy

Recent Posts

Đặc vụ cao cấp của Ukraine bị bắn chết giữa ban ngày trên đường phố Kiev

Ukraine cho hay Đại tá Ivan Voronych, người đứng đầu một nhóm đặc vụ “chuyên…

20 phút ago

Mỹ lần đầu thu thuế vượt 100 tỷ USD trong năm tài khóa

Truyền thông địa phương cho biết Mỹ đã thu hơn 100 tỷ USD từ thuế…

2 giờ ago

Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự trên diện rộng

Hôm 10/7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế…

2 giờ ago

Mirae Asset: Còn quá sớm để nhận định tác động của thuế quan đối ứng Hoa Kỳ với Việt Nam

Tiêu chí "chuyển đổi đáng kể" trong xác định nguồn gốc xuất xứ khiến Việt…

2 giờ ago

Sự tập trung quyền lực và thoái lui thể chế trong thời đại Tập Cận Bình

Trung Quốc thời đại Tập Cận Bình đang tiến tới một mô hình độc tài…

2 giờ ago

Trung Quốc: Làn sóng ngân hàng “biến mất”, người dân lo tiền trong túi “bốc hơi”

Trong 5 tháng đầu năm nay, đã có 184 ngân hàng nhỏ “biến mất” ở…

3 giờ ago