Đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó nhanh chóng lan rộng và gây tổn thất cho toàn thế giới. Để trốn tránh trách nhiệm, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phản kích lại những chỉ trích và nghi vấn từ bên ngoài, thậm chí còn thực hiện một cuộc tuyên truyền ngoại giao rộng rãi và toàn diện ra nước ngoài, khiến quốc tế bất mãn. Cuộc khảo sát mới nhất cho thấy ít nhất 14 quốc gia trên thế giới cực ghét ĐCSTQ. Vì lý do này, tổng biên tập báo Hoàn Cầu, ông Hồ Tích Tiến trên Weibo đã lên tiếng tức giận.

Khảo sát 14 quốc gia cực ghét ĐCSTQ, Hồ Tích Tiến lên tiếng
Tổng biên tập thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến (Ảnh: Chụp màn hình weibo)

14 quốc gia trên thế giới cực ghét ĐCSTQ

Gần đây, Trung tâm nghiên cứu Pew đã thực hiện một cuộc khảo sát với 14.276 người tại 14 quốc gia trên thế giới, trong thời gian từ ngày 10/6 đến ngày 3/8. Kết quả cho thấy, hơn một nửa số người ở mỗi quốc gia được khảo sát có nhận thức tiêu cực về Trung Quốc (ĐCSTQ). Các quốc gia được xếp hạng theo tỷ lệ từ cao xuống về nhận thức tiêu cực đối với ĐCSTQ như sau: Nhật Bản (86%), Thụy Điển (85%), Úc (81%), Đan Mạch (75%), Hàn Quốc (75%), Vương quốc Anh (74%), Hoa Kỳ (73%), Canada (73%), Hà Lan (73%), Đức (71%), Bỉ (71%), Pháp ( 70%), Tây Ban Nha (63%) và Ý (62%).

Như vậy, số người dân có nhận thức tiêu cực đối với ĐCSTQ ở một số quốc gia thậm chí vượt quá 3/4. Tỷ lệ này ở 8 quốc gia, bao gồm Úc, Vương quốc Anh, Đức và Hoa Kỳ, đã lập mức cao mới kể từ cuộc khảo sát đầu tiên của Trung tâm Nghiên cứu Pew bắt đầu từ hơn 10 năm trước.

Trong đó, tăng trưởng đáng kể nhất là Vương quốc Anh. Năm 2006, chỉ có 14% người Anh có nhận thức tiêu cực về Trung Quốc, kém tới 60 điểm phần trăm so với hiện tại; Thụy Điển, quốc gia từng yêu cầu người Trung Quốc “vui lòng không tùy ý tiểu tiện và đại tiện ở bất cứ đâu”, có tới 85% công dân nước này đánh giá tiêu cực về Trung Quốc, chỉ đứng sau Nhật Bản (86%).

Dưới ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, nhận thức của các quốc gia đối với chính quyền ĐCSTQ đã xấu đi rõ rệt. Qua cuộc điều tra này có thể thấy, chỉ trong năm qua, tỷ lệ người Úc nhận thức tiêu cực về Trung Quốc đã tăng 24%, Vương quốc Anh tăng 19% và Thụy Điển, Hà Lan và Đức đều tăng 15%. Cuộc điều tra cũng đặc biệt chỉ ra rằng kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 1/2017, tỷ lệ người Mỹ nhận thức tiêu cực về Trung Quốc đã tăng gần 20%, trong đó, tỷ lệ này đã tăng vọt thêm 13% chỉ trong năm qua.

Khi được hỏi về cách xử lý dịch bệnh của Bắc Kinh, hầu hết người dân 14 quốc gia được hỏi đều nhận xét rằng ĐCSTQ thực hiện không tốt. Trong số đó, hơn 70% người dân Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và các nước khác không hài lòng với các hành động của Bắc Kinh, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 64%.

ĐCSTQ hẳn là sẽ không hài lòng về cuộc điều tra này. Biểu hiện là, người phát ngôn của ĐCSTQ và là tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu, ông Hồ Tích Tiến đã thể hiện sự bất mãn trên Weibo. Ông này lập luận, đây là kết quả của việc Hoa Kỳ chia rẽ thế giới, đồng thời sử dụng đại dịch viêm phổi Vũ Hán để kích thích tình cảm của công chúng, ngoài ra, còn gây ồn ào về Hồng Kông và Tân Cương, “Có phải Trung Quốc đã làm điều gì sai? Có phải chúng ta đã khơi mào gây chiến? Hay là Trung Quốc đã can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia nào? Đều không phải!”

Ông Hồ Tích Tiến cũng tuyên bố, mục tiêu cao nhất của ĐCSTQ là hạnh phúc của người dân, “Người Trung Quốc sẽ không đánh đổi lợi ích quốc gia để có được vẻ mặt hài lòng của họ”.

 

Hoa Kỳ: ĐCSTQ không phải là Trung Quốc

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng xã hội phương Tây ngày càng nhận thức rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ, từ năm ngoái đã liên tục tuyên bố rằng, ĐCSTQ không thể đại diện cho Trung Quốc hay người dân Trung Quốc, tức là ĐCSTQ không phải là Trung Quốc.

Ví dụ, vào tháng Sáu, trong bài phát biểu tại Phoenix, Arizona, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien, đã nhấn mạnh rằng chính quyền Trump đang thay đổi chính sách sai lầm trước đây của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, và chỉ rõ rằng ĐCSTQ không phải là người dân Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã nhiều lần đưa ra tuyên bố tương tự. Vào tháng Bảy, trong bài phát biểu tại California, ông nói rằng ĐCSTQ không thể đại diện cho 1,4 tỷ người dân Trung Quốc. Người dân Trung Quốc tràn đầy sức sống và yêu tự do, điều này hoàn toàn đối ngược với bản chất của ĐCSTQ. “Những người cộng sản hầu như luôn nói dối. Trong đó, lời nói dối lớn nhất chính là muốn nhân dân tin rằng, 1,4 tỷ người đang bị theo dõi, áp bức và đe dọa nếu nói ra sự thật.”

Tháng Mười năm ngoái, trong một bài phát biểu tại Viện Hudson, New York, ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ cuối cùng đã nhận ra rằng ĐCSTQ thù địch với các giá trị của Hoa Kỳ, nhưng ông phân biệt rõ ràng ĐCSTQ và người dân Trung Quốc. Người Trung Quốc yêu tự do nhưng không yêu mô thức quản trị độc tài chà đạp lên nhân quyền của đảng chính trị theo chủ nghĩa Lê-nin.

Ngày 8/11 năm ngoái, trong dịp lễ kỷ niệm 30 năm bức tường Berlin sụp đổ, ông Pompeo cũng nhắc lại rằng cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ. Ông nói, “Mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là mâu thuẫn với ĐCSTQ, không phải là mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.”

Kể từ đó, Pompeo đã liên tục chỉ trích chính phủ Trung Quốc trước công chúng, bao gồm sự lây lan toàn cầu của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, việc cưỡng bức áp dụng “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, và cuộc đàn áp các nhóm tín đồ Trung Quốc.

 

39 quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức lên án ĐCSTQ

Ngoài ra, việc ĐCSTQ vào ngày 5/10 thay mặt cho 26 quốc gia độc tài, “tiên hạ thủ” chỉ trích các nước phương Tây “vi phạm nhân quyền” tại Liên Hợp Quốc (LHQ). Sự kiện này đã gây náo động dư luận. Ngày 6/10, 39 quốc gia đã ký một tuyên bố chung tại Đại hội đồng LHQ, nêu lên các lo ngại về vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương và Tây Tạng, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quyền tự chủ và độc lập tư pháp của Hồng Kông.

La Quán Thông, nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hồng Kông lưu vong ở Vương quốc Anh, đồng thời là Chủ tịch và đồng sáng lập đảng Demosistō Hồng Kông chỉ ra rằng, đây là một cuộc phản công từ phe dân chủ và “chế độ độc tài dân chủ”. Mà sự kiện lần này lại càng phản ánh rõ ràng hơn sự thất bại hoàn toàn kế hoạch “liên kết châu Âu để đối kháng với Hoa Kỳ” của ĐCSTQ, cũng là khởi nguồn của “Nhân giả vô địch, bạo chính tất vong” (người làm việc nhân nghĩa sẽ không có đối thủ, và kẻ chuyên chế tàn bạo sẽ diệt vong).

Theo báo cáo, 39 quốc gia này bao gồm Albania, Úc, Áo, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Canada, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Haiti, Honduras, Iceland, Ireland, Ý, Nhật Bản, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Quần đảo Marshall, Monaco, Nauru, Hà Lan, New Zealand, Bắc Macedonia, Na Uy, Palau, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Đức.

Lê Tiểu Quỳ

Xem thêm: