Quan hệ Mỹ – Trung, nói chính xác hơn là, quan hệ giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ, gần đây đã biến đổi nhanh chóng, nhưng nội bộ ĐCSTQ và những người trong văn hóa đảng này luôn mô tả đây là sự đấu đá của “lão đại” đối với “lão nhị”, hay có thể hiểu là “ông anh cả” đối với “ông em” của mình. Nói cách khác, đó là mối quan hệ “tranh quyền bá chủ” giữa hai nước lớn. Thật ra cách nói này cũng lại là một thủ đoạn lừa dối trong văn hóa đảng.
Lấy một ví dụ đơn giản, một tên tội phạm đang bắt cóc những con tin vô tội và tẩy não họ, gieo rắc lòng căm thù vào trái tim họ, thậm chí tra tấn hoặc giết chết những ai không nghe lời. Và một người cảnh sát đang cố gắng bắt giữ tên tội phạm này, có thể nói rằng sự giằng co này là đang “tranh giành quyền bá chủ” không?
Hoa Kỳ đóng vai trò là cảnh sát thế giới thời kỳ hiện đại, nhưng biểu hiện của họ có những chỗ xứng đáng với danh hiệu này, cũng có những chỗ chưa xứng đáng. Theo thống kê, Đại chiến Thế giới thứ I nổ ra cướp đi từ 16 đến 40 triệu sinh mạng. Hai mươi năm sau, Chiến tranh Thế giới thứ II lại bùng nổ thêm lần nữa, lần này con số thương vong đã lên 56 đến 85 triệu người. Đây thực sự là cuộc chiến thảm khốc, có quy mô rộng lớn và gây tàn phá lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Những người đã khuất và người thân, bạn bè họ, toàn xã hội thời đó chìm trong đau thương, mất mát. May mắn thay, từ đó đến nay cũng đã 70 năm, thế giới không còn phải chịu đựng chiến tranh, bao gồm cả những nước vừa và nhỏ đều có thể sống và làm việc trong hòa bình, an cư lạc nghiệp mà không phải nơm nớp lo sợ bị các nước lớn thôn tính.
Vậy là, sau Thế chiến thứ II, xứng đáng với tư cách là lực lượng cảnh sát thế giới, Mỹ đã làm tốt chủ trương thiết lập trật tự thế giới tự do, xóa bỏ hệ thống thuộc địa trước đây, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì hòa bình thế giới trong hơn 70 năm qua.
Ngược lại, nếu không có Hoa Kỳ, chỉ trong nội bộ các nước cộng sản, Liên Xô và ĐCSTQ sẽ thanh toán nhau một cách bừa bãi. Vào cuối những năm 1960, khi chiến tranh giữa Trung Quốc và Liên Xô đang trên đà bùng nổ, hàng ngàn binh lính hai bên dàn quân ở biên giới, thì Liên Xô lại âm mưu rắp tâm tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào ĐCSTQ. Nhưng vì không thể qua mặt Mỹ, Liên Xô cuối cùng đã dừng lại.
Đảng cộng sản, trong cùng một nước, nội bộ rối ren tàn khốc, các đảng cộng sản ở các nước với nhau cũng chiến tranh tàn nhẫn, tuy họ trên miệng gọi nhau là đồng chí nhưng đều tin tưởng vào tư tưởng đấu tranh của Mác, nên càng có nhiều đồng chí thì càng dễ có đấu tranh.
Mặt khác, sự kém cỏi của Hoa Kỳ với tư cách là một cảnh sát thế giới thể hiện ở việc họ đã bỏ qua tội ác của ĐCSTQ trong suốt 40 năm qua. Hoa Kỳ luôn có tình cảm đặc biệt đối với Trung Quốc, ngay từ thời kỳ chủ nghĩa thực dân còn đang thịnh hành, Hoa Kỳ đã coi mình là người bảo hộ cho Trung Quốc. Chính sách chiều chuộng từ thời tổng thống Nixon kéo dài cho đến gần đây chính là một trong những biểu hiện của tình cảm đặc biệt này.
Nhưng đáng tiếc thay, chính tình cảm đặc biệt này lại đã vô tình dung túng cho ĐCSTQ hết lần này đến lượt khác giở trò lừa bịp. Sai lầm của Hoa Kỳ chính là đã không nhận rõ được rằng ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, họ kế thừa chủ nghĩa đấu tranh của Marx, Lenin, Stalin, chứ không phải kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của Trung Quốc.
ĐCSTQ là một thứ ngoại lai, dùng một loại văn hóa biến dị để phá hủy và thay thế cho văn hóa 5,000 năm huy hoàng, từ đó cuỗm lừa đi 1,4 tỷ người dân của đất nước có lịch sử lâu đời này.
Còn một lý do nữa khiến người Trung Quốc dễ tin vào kiểu nói “lão đại” đấu “lão nhị” này mà không cần suy xét, đó là vì trong lịch sử ĐCSTQ, những câu chuyện người đánh ta, ta đánh người đã xảy ra quá thường xuyên. Chuyện “lão đại” đấu “lão nhị” xảy ra như cơm bữa trong nội bộ đảng: Mao Trạch Đông đấu với Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu ; Đặng Tiểu Bình đấu với Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương; Giang Trạch Dân đấu với Hồ Cẩm Đào; Tập Cận Bình đấu với nhiều “lão nhị” khác của mình…
Người Trung Quốc bị khống chế bởi cách nghĩ này, nguyên nhân chính là vì trong thế giới của họ, những cái mà tai nghe được, mắt nhìn thấy đều là những cuộc đấu đá như vậy. Nhưng họ không thể nhìn thấy toàn bộ thế giới bên ngoài. Đấu tranh không phải là tư tưởng chung của toàn nhân loại. Ở Hoa Kỳ, trong hơn 250 năm, chưa từng có bất kỳ cuộc tranh giành “lão đại” đấu “lão nhị” nào như trong nội bộ Đảng Cộng sản. Bao nhiêu cuộc chuyển giao quyền lực ở Hoa Kỳ đều là tuân theo quy định của pháp luật và tiến hành theo đúng thủ tục. Không chỉ sự chuyển giao quyền lực, mà nhiều khía cạnh của một xã hội tự do cũng vận hành kiểu như vậy.
Một bên “sùng bái” vào đấu tranh bằng mọi cách, còn bên kia tuân theo pháp quyền và trật tự, đây là lý do tại sao mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Hoa Kỳ đang biến đổi nhanh chóng và không thể tiếp tục sống chung dưới một gầm trời!
Hạ Văn
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)
Xem thêm:
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…